Trao đổi với Tiến sĩ Osama Hamdy về vai trò của chiến lược dinh dưỡng trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Tại Hội nghị khoa học do Abbott phối hợp với Hội Nội tiết – Đái tháo đường (ĐTĐ) Việt Nam tổ chức ở TP.HCM vừa qua, Tiến sĩ khoa học, bác sĩ Osama Hamdy, Giám đốc Y Khoa của Chương trình lâm sàng về béo phì tại Trung tâm y khoa Joslin đã khẳng định: “Nếu người ĐTĐ có được một chế độ dinh dưỡng có thể điều chỉnh để phù hợp với lối sống và văn hóa sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho sức khỏe”.

PV Sức khỏe & Đời sống cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ khoa học Osama Hamdy xung quanh những nghiên cứu gần đây về liệu pháp dinh dưỡng điều trị và vai trò của chiến lược dinh dưỡng trong quản lý bệnh ĐTĐ.

dai thao duongTiến sĩ khoa học, bác sĩ Osama Hamdy, Giám đốc Y Khoa của Chương trình lâm sàng về béo phì tại Trung tâm y khoa Joslin

PV: Thưa Tiến sĩ, ông có thể chia sẻ thêm về những thách thức chính đối với người ĐTĐ hiện nay?

– Tiến sĩ Osama Hamdy: Đối với việc kiểm soát ĐTĐ, có 3 yếu tố quan trọng gồm: chế độ dinh dưỡng cân bằng, thuốc điều trị và tập luyện thể dục. Thách thức thường gặp nhất là điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày để kiểm soát đường huyết trong khi vẫn phải duy trì lượng đạm đầy đủ cho hoạt động của cơ thể. Cụ thể, nhiều người ĐTĐ tuýp 2 gặp khó khăn với chế độ ăn hàng ngày, làm sao để vừa có thể cung cấp đủ dinh dưỡng và vừa duy trì đường huyết ổn định. Đối với họ, một chế độ ăn nghiêm ngặt với hàm lượng calo thấp để giữ mức đường huyết ổn định có thể khiến họ thường xuyên thấy đói, thiếu năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.

Vì vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì liệu pháp dinh dưỡng cho người ĐTĐ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát căn bệnh này và chăm sóc người bệnh. Liệu pháp dinh dưỡng chuyên biệt có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho ĐTĐ tuýp 2 trong khi vẫn ổn định được đường huyết và giảm thiểu việc hình thành đường sau khi ăn.

PV: Thực tế có rất nhiều người ĐTĐ chưa hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp với điều kiện cơ thể. Các chuyên gia y tế ở các nước khác đã giúp các bệnh nhân của họ thế nào?

– Tiến sĩ Osama Hamdy: Ở Mỹ, lý tưởng nhất là một người ĐTĐ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc tham gia một chương trình hướng dẫn tự kiểm soát ĐTĐ ngay sau khi chẩn đoán bệnh. Mục tiêu quan trọng của liệu pháp dinh dưỡng cho người ĐTĐ bao gồm việc hình thành một chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng mỗi người đi kèm với việc thay đổi thói quen về sức khỏe như: tập luyện, điều chỉnh lối sống, hạn chế đồ uống có cồn và thuốc lá.

Đối với những người ĐTĐ hạn chế về thời gian, nguồn lực và kiến thức khi kiểm soát chế độ ăn hàng ngày, ngoài việc chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 lần /1 ngày, họ có thể cân nhắc việc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ.

Tuy nhiên, không dễ để thiết lập một hướng dẫn tiêu chuẩn cho tất cả người ĐTĐ vì chế độ ăn uống của mỗi người, ở mỗi nước và các nền văn hóa lại khác nhau; chế độ ăn đúng còn cần được tính toán dựa trên các yếu tố tuổi tác, giới tính, chiều cao, trọng lượng và tính chất của công việc hàng ngày của họ. Do đó, hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu và áp dụng các Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ phù hợp văn hóa địa phương gọi tắt là tDNA (Transcultural Diabetes-Specific Nutrition Algorithm).

dai thao duongTS. Osama Hamdy phát biểu tại Hội nghị khoa học về “Cập nhật chứng cứ lâm sàng & thực hành mới trong chiến lược dinh dưỡng quản lý ĐTĐ”

PV: Được biết ông là một trong những nhà nghiên cứu đầu ngành tham gia vào sáng lập tDNA toàn cầu, ông có thể chia sẻ thêm về bộ nguyên tắc tDNA này?

– Tiến sĩ Osama Hamdy: Bộ nguyên tắc là một danh sách các bước phải thực hiện để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc để có được một kết quả nhất định. Vào năm 2012, Nguyên tắc thực hiện Dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ phù hợp văn hóa địa phương (tDNA) đã được công bố trong báo cáo Current Diabetes Reports ở Mỹ. tDNA được phát triển để giúp các y bác sĩ có thể đưa ra chế độ ăn có định lượng kết hợp sử dụng dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ dựa theo lịch sử chữa bệnh, hành vi, những yếu tố rủi ro cũng như những yếu tố như nguồn gốc về dân tộc và văn hóa, gene di truyền và môi trường mà họ sống, nhằm cải thiện kết quả và tối ưu hóa biện pháp chữa trị cho người có nguy cơ cao và những người đang mắc ĐTĐ.

Các bác sĩ, chuyên gia y tế có thể sử dụng nguyên tắc này như một công cụ lọc nhằm chẩn đoán người ĐTĐ trên khía cạnh nguy cơ mắc bệnh, hành vi và đặc điểm văn hóa, dân tộc. Đối với những người ĐTĐ đã được chẩn đoán, phương pháp này sẽ cho phép các chuyên gia y tế thiết kế một chương trình chuyên biệt cho từng người ĐTĐ cùng với đó là chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành cho họ. Bộ nguyên tắc này cũng đã tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia, khác biệt về di truyền, cách sống, thức ăn và văn hóa.

PV: Trong hội thảo về chiến lược dinh dưỡng cho người ĐTĐ hôm nay, những chia sẻ của ông sẽ giúp gì cho các nhân viên y tế Việt Nam?

– Tiến sĩ Osama Hamdy: Trong buổi hội thảo vừa qua, tôi chia sẻ cho các chuyên gia y tế tại Việt Nam nhiều nghiên cứu y khoa, trong đó có nghiên cứu về “Nguyên tắc thực hiện Dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ phù hợp văn hóa địa phương (tDNA) cải thiện việc thiếu hụt cân nặng và mức HbA1c ở người ĐTĐ tuýp 2 bị thừa cân và béo phì tại Trung tâm Y khoa ở Malaysia”. Nghiên cứu lâm sàng này cũng đã được trình bày tại Hội nghị tháng 6 vừa qua của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ lần thứ 76.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thực hiện đánh giá trên 230 người ĐTĐ tuýp 2, được chia thành hai nhóm. Một nhóm tuân theo tiêu chuẩn chăm sóc thông thường, và nhóm khác tuân thủ hướng dẫn tDNA, bao gồm việc sử dụng 1 – 2 lần dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường kết hợp tuân thủ chế độ ăn uống có lượng calo thấp (sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng trong liệu trình này là Glucerna® của Abbott). Cả hai nhóm đều được tư vấn về chế độ ăn, có cùng 150 phút luyện tập thể dục mỗi tuần và kiểm tra sức khỏe hàng tháng. Sau 6 tháng, nhóm theo liệu trình tDNA có mức đường huyết và cân nặng trung bình thấp hơn nhóm được chăm sóc ở chế độ thông thường.

Cụ thể, nhóm tuân theo hướng dẫn tDNA:

– Có chỉ số đường huyết (HbA1c) giảm 0,8% so với 0,2% ở nhóm thông thường. Đây là mức giảm HbA1c rất đáng kể và có ý nghĩa quan trọng đối với người ĐTĐ.

– Giảm cân nặng cơ thể trung bình 3,9kg so với giảm 0,6kg ở nhóm thông thường.

– Các kết quả này đạt được mà không cần tăng cường luyện tập thể dục, thay đổi việc điều trị thuốc hay thực hiện thay đổi lối sống.

Thực trạng ĐTĐ cũng như thể trạng của người ĐTĐ ở Malaysia khá tương đồng với Việt nam. Vì thế, tôi nghĩ là Việt Nam có thể bắt đầu phát triển một liệu trình dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ, giúp mang lại giải pháp cho cả chuyên gia y tế lẫn người bệnh nhằm kiểm soát tình trạng này tốt hơn.

PV: Có đến 91% người ĐTĐ ở Việt Nam cho biết rằng việc thay đổi thói quen ăn uống là thách thức lớn nhất trong việc kiểm soát căn bệnh này. Ông có lời khuyên nào cho họ để có được một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hoàn chỉnh cho cuộc sống hàng ngày của họ không?

– Tiến sĩ Osama Hamdy: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy liệu pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ ĐTĐ và các biến chứng của nó. Do vậy, dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ nên được kết hợp vào chương trình kiểm soát cho bệnh nhân.

Trong nghiên cứu tại Malaysia, nhóm bệnh nhân tuân theo phác đồ dinh dưỡng chuyên biệt tDNA có sử dụng thêm 1 – 2 khẩu phần dinh dưỡng chuyên biệt dành cho ĐTĐ. Công thức đặc biệt này giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết với chỉ số GI 49 nằm trong mức chỉ định của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ.

PV: Trân trọng cám ơn ông về những thông tin rất thú vị và bổ ích dành cho người bệnh ĐTĐ.

ANH THƯ

((thực hiện))

Rate this post