Sự thay đổi chế độ ăn uống trong đời sống công nghiệp cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch. Các loại thức ăn nhanh vốn chứa nhiều acid béo có hại và cholesterol xấu, dễ gây ra các bệnh mạch vành. Bên cạnh đó, chế độ ăn hàng ngày giàu đạm và chất béo động vật, nghèo chất xơ rau củ quả và đạm thực vật cũng gây bệnh tim mạch. Thói quen ăn uống không lành mạnh dẫn đến chứng rối loạn lipid máu (nôm na là mỡ máu).
Theo hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam, Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.
Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu như thế nào là tối ưu.
LDL-cholesterol là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL-cholesterol tăng cao trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não. Nồng độ LDL-Cholesterol trong máu tối ưu ở mức dưới 100 mg/dL, trên 130 mg/dL là dấu hiệu tăng cholesterol xấu.
HDL – cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Nồng độ bé hơn 40 mg/dL HDL – cholesterol ở nam giới và 50 mg/dL ở nữ giới là nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu… dưới 150 mg/dL là mức độ tối ưu của triglycerides trong máu.
Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt), làm bội tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Khi có kèm theo tăng triglyceride, thì đây được gọi là kiểu rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.
Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và cholesterol hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ theo các chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tập thể dục đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốt lipid máu. Tập thể dục đúng cách còn làm giảm yếu tố nguy cơ béo phì, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm cơ thể tăng đáp ứng với Insulin góp phần kiểm soát đường huyết. Chế độ tập thể dục được bác sỹ khuyến cáo là tập đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút, mỗi lần tập cho đến ra mồ hôi.
Chế độ ăn điều độ, tăng cường nguồn chất xơ, chất béo “tốt” (chất béo không bão hoà) và giảm các nguồn cung cấp chất béo “xấu” (cholesterol, mỡ động vật, chất béo không bão hoà dạng Trans có trong thức ăn nhanh…) cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Có khá nhiều thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiện nay, tuy nhiên, có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được áp dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat (như Lipanthyl, Lopid) và các thuốc nhóm statin (như Zocor, Lipitor, Lescol, Crestor…). Tất cả các thuốc giảm cholesterol loại kê đơn đang có trên thị trường đều có thể có những tác dụng phụ nguy hại, do đó cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sỹ chuyên khoa. Việc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu cần lâu dài. Vì vậy, chế độ không dùng thuốc là một thành phần quan trọng để đảm bảo thành công của việc điều trị.
Nhiều loại cây cỏ, gia vị được sử dụng hàng ngày được chứng minh có tác dụng làm giảm lipid máu và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
Hành tây (Allium cepa) không chỉ là thực phẩm rất gần gũi với con người mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh rất công hiệu, tốt cho nhóm người mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh hen suyễn, chữa chứng mất ngủ và làm giảm cholesterol. Hoạt chất S-methyl cysteine sulfoxide được chứng minh có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride toàn phần, đặc biệt trên bệnh nhân có tiểu đường. Chất quercetin có nhiều trong hành tây cũng góp phần làm bền mạch máu.
Hằng ngàn năm trước, con người đã sử dụng tỏi (Allium sativum) để làm thức ăn và thuốc chữa vết thương, chữa nhiễm trùng tai và bệnh phong, giúp tráng dương… Người Ai Cập cổ đại thấy tỏi đặc biệt đến nỗi đã tôn thờ nó. Rượu tỏi đã được sử dụng cách nay hơn 5000 năm ở Tây tạng như một bài thuốc trường sinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra những chất có hoạt tính và tác dụng tuyệt vời của tỏi. Các hợp chất chứa lưu huỳnh của tỏi như allicin ngoài tác dụng kháng khuẩn rất tốt còn có hiệu quả làm giảm cholesterol trong máu, giảm nhẹ huyết áp. Tác dụng của dịch chiết tỏi làm giảm lượng LDL-cholesterol và tăng lượng HDL-cholesterol trong máu, và do đó ngăn cản quá trình tích tụ cholesterol gây xơ vữa động mạch. Sử dụng tỏi thường xuyên còn có tác dụng ngăn ngừa tác nghẽn mạch do đông máu.
Nghệ (Curcuma longa) là một gia vị thường ngày của gia đình và được biết như một loại tác nhân làm lành sẹo, trị đau dạ dày, kháng viêm… Chất màu vàng Curcumin tìm thấy trong nghệ là một trong những tác nhân phòng ngừa ung thư hiệu quả. Cao chiết nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu.
Trên thị trường hiện nay đã có nhiều sản phẩm chứa cao chiết Tỏi, trong đó GARLIC DC.
Sản phẩm GARLIC DC được bào chế từ chiết xuất Tỏi, Hành, Nghệ với tỷ lệ phù hợp cho sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, sự phối hợp cao chiết Café xanh giàu acid clorogenic, một chất làm tăng quá trình oxy hoá chất béo để sinh nhiệt, làm tăng them hiệu quả giảm cân cho những người mắc chứng rối loạn Lipid máu.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
TS Lê Văn Nhã Phương