Phần lớn ở Việt Nam bệnh nhân đến viện trong giai đoạn muộn (> 50%) với các triệu chứng lâm sàng đã quá rõ ràng hoặc di căn 38-40%, tuy việc chẩn đoán sẽ dễ dàng hơn song việc điều trị lại rất khó khăn và tiên lượng xấu.
Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hết sức phổ thông giúp bạn đọc tự phát hiện những dấu hiệu lạ của cơ thể mình để kịp thời được các bác sỹ ngoại khoa kiểm tra, chẩn đoán, xử lý kịp thời nhằm loại trừ bệnh lý nguy hiểm trước khi chưa quá muộn.
* Về Giải phẫu
– Trực tràng là đoạn cuối cùng của đại tràng (ruột già) dài độ 15cm từ lỗ hậu môn ngược lên trên gồm 2 phần: phần to ở trên gọi là bóng trực tràng, đoạn này dài 10-11cm chứa phân, có các ống tuyến tiết nhầy đổ vào.
– Tiếp theo là phần ống hậu môn dài 3-4m, phần này bóng không có tuyến làm nhiệm vụ đóng mở để giữ và thải phân ra bên ngoài.
Ở người trẻ, phần lớn ung thư tuyến thể nhầy, kém biệt hóa do vậy tiên lượng ung thư đại trực tràng ở nhóm tuổi này thường xấu hơn ở người già.
* Biển hiện sớm nhất mà bệnh nhân cảm nhận được gồm:
– Đau quặn bụng từng cơn, gầy sút nhanh, ăn uống kém;
– Đi ngoài nhiều lần và sau khi đi xong vẫn cảm thấy tắc bên trong hậu môn như có dị vật;
– Phân lầy nhầy mũi máu giống lỵ, điều trị nội khoa với các thuốc chống lỵ như lỵ trực trùng: Trimazol (Bicepton, Bacterim); Lỵ Amibe: Flagyl (mêtronidazon) đều không hiệu quả, điều này có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng: nếu có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kèm các triệu chứng trên ta phải nghĩ ngay tới ung thư đại trực tràng; lúc này người bệnh cần tới bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra bởi các bác sỹ chuyên khoa;
– Các bác sỹ chuyên khoa tiến hành khám vùng hậu môn trực tràng để xác định ung thư trực tràng đồng thời loại trừ các bệnh dễ nhầm với nó như trĩ, sa trực tràng, polype hoặc viêm đại trực tràng.
– Một động tác vô cùng quan trọng không được phép bỏ qua và có hiệu quả trong chẩn đoán lâm sàng đó là dùng tay đi găng và thăm một ngón tay qua ống hậu môn vào trực tràng độ 6-7cm nếu u ở phần thấp của trực tràng ta có thể phát hiện được bệnh. Sau đó soi trực tràng ống cứng và làm sinh thiết để chẩn đoán tế bào học.
Để khẳng định số lượng khối u trực tràng và mức độ xâm lấn vào lớp nào của thành trực tràng ta có thể làm các chẩn đoán cao hơn:
– Dùng soi trực tràng và đại tràng ống mềm hoặc ống mềm có đầu dò siêu âm;
– Chụp CT Scanner để chẩn đoán ung thư trực tràng có di căn lân cận như ung thư buồng trứng, tử cung, bàng quang,… hoặc di căn xa tới gan, phổi;
– MRI: Xác định di căn hạch;
– PET: Xác định di căn của tổ chức ung thư;
– Làm các Marker ung thư như CEA; CA.19.9; CA 125…: tăng thường là ung thư, nhưng không tăng lên không loại trừ ung thư;
– CEA đặc biệt có ý nghĩa để đánh giá hiệu quả trong điều trị ung thư: Nếu CEA tăng là ung thư trực tràng. Đối với các marker khác cũng có ý nghĩa giống CEA.
– Khi cắt u trực tràng CEA giảm xuống;
– Sau khi phẫu thuật cần theo dõi sau mổ 3-6 tháng/lần xét nghiệm nếu CEA tăng trở lại là tiên lượng không tốt. Có thể ung thư tái phát tại chỗ hoặc di căn sang các dạng khác.
* Phương pháp điều trị
1, Bệnh nhân đến sớm cần:
– Phẫu thuật cắt bỏ u, nạo vét hạch ở giai đoạn sớm lặp lại lưu thông ruột ngay là sự lựa chọn tối ưu đồng thời tiên lượng rất tốt bởi cơ hội sống sau 5 năm rất cao.
2, Nếu đến muộn khi u đã to gây tắc ruột với các triệu chứng sau:
– Đau bụng cơn, nôn, bí trung tiện, có quai ruột nổi, có dấu hiệu rắn bò.
– X-quang bụng không chuẩn bị: có mức nước và hơi.
Thì cần phải mổ mở làm hậu môn nhân tạo sau khi cắt u tháo phân làm xẹp ruột chờ thời gian sau chuẩn bị đại tràng sạch sẽ đóng hậu môn thì 2.
* Hóa trị và xạ trị:
Có thể là sự lựa chọn để hỗ trợ trước và sau mổ: Trước mổ giúp hạ giai đoạn phát triển của ung thư để mổ thuận lợi; Sau mổ để diệt các tế bào ung thư đã vào máu.
* Lời khuyên từ chuyên gia
Khi bệnh nhân có đau bụng cơn, gầy sút cân, ăn uống kém, đi ngoài nhiều lần trong ngày… đi ngoài xong vẫn còn cảm thấy vướng như dị vật ở phần hậu môn hoặc trực tràng bác sỹ khám thấy u trực trạng cần khuyên bệnh nhân đi mổ ngay đồng thời tránh biện luận người ung thư đụng dao kéo sẽ ung thư di căn.
– Phòng bệnh
+ Không dùng thực phẩm bẩn như
- Các loại lương thực, thực phẩm, rau quả trong quá trình nuôi trồng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước thu hoạch hoặc sau thu hoạch quá mức cho phép vẫn còn dư lượng tới thời điểm chúng ta sử dụng, các thuốc kích thích tăng trưởng, lương thực quá đát bị nấm mốc lên men.
- Thịt gia súc, gia cầm và thủy hải sản có dùng thuốc kích thích tăng trưởng, chất cấm trong chăn nuôi, trong bảo quản như Salbutamol.
- Các thực phẩm bị nhiễm xạ, gia súc, gia cầm, thủy hải sản nuôi trồng ở nơi bị nhiễm xạ, ở vùng nhiễm độc dioxin từ chiến tranh.
+ Thực hiện chế độ ăn
- Nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh sạch; không nên ăn các thức ăn bị ô nhiễm, đồ ăn muối mặn như: cá khô, thịt muối, dưa cà, thịt hun khói…
+ Những dấu hiệu để có thể nghĩ tới ung thư đại trực tràng
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài mà dân gian thường gọi viêm đại tràng mãn;
- Người nhà (ruột thịt) đã có người mắc ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng;
- Ở người đã soi đại tràng xác định có polip đại tràng, trực tràng.
+ Tầm soát phát hiện ung thư sớm
Đến với các thầy thuốc chuyên khoa để được khám và phát hiện sớm với các phương thức sau:
- Thăm dò trực tràng bằng ngón tay găng;
- Soi trực tràng, đại tràng bằng ống cứng hoặc ống mềm;
- X-quang chụp khung đại tràng có bơm Baryte;
- Soi đại tràng có siêu âm đầu dò;
- Chụp CT bụng để phát hiện di căn với các tạng lân cận và di căn xa.
- Làm các marker ung thư để phát hiện ung thư sớm như: CEA; CA 19.9; CA 125; CA 72-4;…
Tất cả các thăm dò trên đều có thể thực hiện tại cơ sở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, địa chỉ 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. Sau thăm dò sẽ được chuyên gia tư vấn tới các cơ sở điều trị tin cậy.
PGS.TS.BS Hoàng Công Đắc
Chuyên khoa Ngoại – Tiêu hóa; Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC