Xử trí khi trẻ sốt cao co giật

Trẻ co giật do sốt cao thường trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virut… Khi trẻ sốt cao trên 390C có thể gây co giật toàn thân làm thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh… Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phát hiện và có những biện pháp xử lý đúng, kịp thời khi trẻ sốt.

Khi thấy thân nhiệt trẻ nóng, ta phải cặp nhiệt độ cho trẻ. Nếu nhiệt độ cặp nách trẻ từ 37,5-38oC là trẻ sốt vừa; Nếu nhiệt độ trên 38,9oC là trẻ sốt cao. Phải cặp nhiệt độ cho trẻ ít nhất 3 lần trong ngày và 1 lần vào ban đêm.

Sốt cao làm mất nước, cô máu, gây rối loạn nước và điện giải, rối loạn huyết động, nhiễm toan chuyển hóa. Sốt cao trên 390C có thể gây co giật toàn thân làm thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể gây rối loạn đông máu, làm giảm các yếu tố đông máu, làm tăng các tranzaminaza, làm tăng đáng kể các men trong cơ thể như oreatinin, kinaza… Vì vậy, khi trẻ bị sốt, cần theo dõi liên tục.

Làm gì để tránh cho trẻ không bị co giật?

Co giật thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Co cứng cơ, giật rung cơ và giãn cơ. Diễn biến nhanh chỉ trong khoảng dưới 5 phút, sau đó trẻ trở lại trạng thái bình thường. Đó được xem là cơn động kinh cơ hội hoặc co giật do sốt cao đơn thuần (ngoài hệ thần kinh).

Xử trí khi trẻ sốt cao co giậtTrẻ sốt cao trên 39oC có thể gây co giật toàn thân làm thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh… vì vậy khi trẻ sốt cần theo dõi liên tục.

Trước hết các bậc cha mẹ cần làm một số biện pháp có tác dụng tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể như không được ủ, đắp chăn mà chỉ cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng. Cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ lớn có thể uống tùy thích, trẻ nhỏ hơn chưa biết đòi phải chủ động cho trẻ uống thêm bằng cách tăng các bữa bú hoặc pha thêm nước vào sữa, nước hoa quả: nước cam, nước chanh, oresol. Đắp nước mát vùng trán, bẹn cho trẻ.Cho trẻ dùng các thuốc hạ sốt.Có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn (nếu trẻ không uống được) nhưng hấp thụ qua đường hậu môn chậm hơn.

Thuốc hạ sốt phòng ngừa được cơn co giật và có thể làm giảm bớt những tổn thương do sốt cao gây ra. Loại thuốc hạ nhiệt được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng cho trẻ em là  paracetamol, dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cơn co giật do sốt cao không nhiều nhưng khi tái phát thì nguy cơ các cơn tiếp theo có thể xảy ra, vì thế cần theo dõi và đề phòng cơn tái phát. Trẻ càng nhỏ càng dễ tái phát, tiền sử gia đình có sốt cao co giật, sốt xảy ra ngắn đã co giật hay sốt chưa cao đã co giật.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trường hợp trẻ sốt cao, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ thân nhiệt như trên, có thể cho trẻ uống thuốc an thần đề phòng co giật. Tuy nhiên khi trẻ sốt, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các thầy thuốc thăm khám và có cách xử trí kịp thời. Dùng thuốc hạ sốt phải thận trọng với các trường hợp theo dõi sốt xuất huyết hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa…

Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và bệnh động kinh. Trường hợp co giật do sốt cao, cơn giật chỉ xuất hiện ngắn, tạm thời. Ngược lại, trường hợp co giật ở trẻ động kinh, một số cơn co giật xuất hiện khi trẻ sốt và ngay cả khi trẻ có thân nhiệt bình thường, không sốt. Những trẻ có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn giật tái diễn, do đó, ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

ThS. Lê Thị Hương

Rate this post