Tuy nhiên, nếu cảm thấy yếu và mệt mỏi thường xuyên thì đã đến lúc tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ. Nguyên nhân của sự mệt mỏi liên tục có thể do các rối loạn chức năng hoặc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Những người trưởng thành khỏe mạnh xuất hiện thời kỳ mệt mỏi kéo dài nên được khám kiểm tra để đảm bảo rằng không có căn bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn nào.
Căng thẳng về cảm xúc: Việc bị stress tinh thần gây tác động xấu lên cơ thể và có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc. Những người bị căng thẳng cảm xúc có thể bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi và năng suất thấp trong công việc.
Xử trí:Trong trường hợp này, khuyến cáo gặp chuyên gia trị liệu có thể giúp thoát khỏi căng thẳng. Tập thể dục, ngủ đủ giấc và tránh tất cả các chất kích thích cũng rất hữu ích. Dùng các chất bổ sung như vitamin B và magiê có thể cải thiện khả năng chống lại căng thẳng.
Trầm cảm: Là một rối loạn tâm thần rất phổ biến, trầm cảm có thể làm cho một người cảm thấy cả tinh thần và thể chất mệt mỏi. Những người bị trầm cảm mất động lực để chống lại và khó thoát khỏi trạng thái năng lượng thấp, điều này sẽ làm cho tình hình mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn.
Xử trí ban đầu: Để chống lại trầm cảm và sự mệt mỏi do nó gây ra, nên thay đổi chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, do đó ảnh hưởng đến tâm trạng. Nên dùng thực phẩm lành mạnh có mức năng lượng cao, bao gồm thực phẩm giàu chất đạm và chất béo lành mạnh. Caffeine, rượu hoặc các chất kích thích khác cần được tránh hoàn toàn. Có thể thử một số bài tập thư giãn như yoga và thiền cũng có thể hữu ích.
Tập yoga, thiền có thể “đuổi” chứng mệt mỏi, yếu nhược.
Giấc ngủ kém chất lượng: Mọi người cần ngủ 7-9 giờ mỗi đêm và thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn và trầm cảm.
Giải pháp: Một số kỹ thuật thư giãn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ bao gồm thiền định và yoga. Ngâm, tắm với muối tắm hoặc thảo dược có thể thư giãn cơ bắp và giúp bạn ngủ ngon. Để thúc đẩy giấc ngủ ngon, hãy tránh những thức ăn chứa nhiều carbohydrate, đường và caffeine. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất một vài giờ trước khi ngủ, do tiếp xúc gia tăng với màn hình có thể làm rối loạn mức melatonin của não gây mất ngủ.
Giảm hoạt động tuyến giáp: Nếu bạn thường phàn nàn rằng yếu đuối và mệt mỏi, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp là thủ phạm. Rối loạn xảy ra khi lượng thyroxine được sản xuất từ tuyến giáp là quá ít, có thể gây ra mệt mỏi, tăng cân và đau cơ bắp. Phụ nữ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.
Xử trí: Trong tình trạng này, nên ăn một chế độ ăn uống không chứa gluten và không có sữa.Tránh thức ăn chứa chất độc và kim loại nặng. Nên có một chế độ ăn uống giàu chất béo lành mạnh và protein.Nên kiểm tra hàm lượng iodine và selenium của bạn và bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Mệt mỏi do tuyến thượng thận:Mệt mỏi do thượng thận là một tình trạng rất phổ biến trên toàn thế giới. Sự mất cân bằng hormon tuyến thượng thận là thủ phạm gây ra mệt mỏi. Tuyến thượng thận có trách nhiệm giải phóng hơn 50 hormon trong cơ thể, bao gồm cortisol và adrenalin có ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng lượng cơ thể. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi liên tục, ngủ không yên giấc, đau cơ bắp, cứng khớp, tăng trọng lượng và khó tập trung.
Cách xử trí: Một chế độ ăn uống tập trung vào chất béo lành mạnh tự nhiên, protein nạc và các thành phần tươi có thể giúp khôi phục sự cân bằng hormon. Đường dư thừa, carbohydrate, thực phẩm chế biến và dầu không lành mạnh nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống. Cùng với chế độ ăn uống được cải thiện, điều cần thiết để kết hợp tập thể dục hàng ngày và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Thiếu máu: Nếu thường xuyên cảm thấy yếu và mệt mỏi, có thể kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không. Người thiếu máu cảm thấy mệt mỏi liên tục và có thể tăng mệt mỏi khi gắng sức. Khó thở, da và kết mạc nhợt nhạt, và các rối loạn về tiêu hóa là những triệu chứng thường gặp khác.
Giải pháp: Chế độ ăn giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic giúp chống thiếu máu như gan bò, thức ăn giàu vitamin C, rau xanh.
Mất nước:Một người có thể bị mất nước do lượng nước uống giảm hoặc tăng sự mất nước do đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Những người bị mất nước sẽ cảm thấy mệt mỏi, có một tâm trí không minh mẫn, thay đổi tâm trạng thường xuyên và khó tập trung.
Xử trí ban đầu: Tăng lượng nước và chất lỏng trong cả ngày giúp cơ thể đủ nước, tối thiểu 6-8 ly mỗi ngày. Trái cây như dưa hấu, cam hoặc rau như cần tây, dưa leo, cà rốt đều là những lựa chọn tốt. Một người đang luyện tập vất vả sẽ cần nhiều nước hơn.
Mất cân bằng đường trong máu: Việc tăng lượng đường và chất bảo quản trong thực phẩm gây ra mất cân bằng đường trong máu cho một số người. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm.
Xử trí: Nên tránh dùng đồ uống làm sẵn. Cố gắng kết hợp nhiều ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống và ăn những thực phẩm tươi sống được chế biến từ những sản phẩm tươi không chứa chất bảo quản. Khuyến cáo dùng thực phẩm giàu chất đạm cũng sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu trong một thời gian dài, giúp bạn đối phó với sự mệt mỏi.
BS. Thanh Hoài