Vì sao đau tim thường xảy ra vào mùa đông hơn?

Vì sao đau tim thường xảy ra vào mùa đông hơn?

 

Các phát hiện nghiên cứu cho thấy trung bình số ca đau tim mỗi ngày cao hơn đáng kể khi thời tiết lạnh so với khi trời ấm hơn. Khi nhiệt độ giảm dưới 0 độ C, số ca đau tim trung bình mỗi ngày tăng gấp 4 lần so với khi nhiệt độ là trên 10 độ C. Ngoài ra, sự xuất hiện của các cơn đau tim gia tăng cùng với tốc độ gió cao hơn, thời gian ánh nắng hạn chế và độ ẩm không khí cao hơn.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đau tim cao hơn khi nhiệt độ ở mức 0 độ C. Những kết quả này giống nhau ở nhiều phân nhóm bệnh nhân và ở nhiều quốc gia cũng như khu vực, cho thấy nhiệt độ không khí là một tác nhân gây đau tim.

Cơ thể phản ứng với cái lạnh bằng cách co các mạch máu nông, làm giảm sự dẫn nhiệt trên da và sau đó làm tăng huyết áp. Các phản ứng khác là run rẩy và tăng nhịp tim, điều này làm tăng tốc độ chuyển hóa và giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Ở phần lớn những người khỏe mạnh, cơ chế này được dung nạp tốt. Nhưng với những người có mảng xơ vữa động mạch vành trong bệnh động mạch vành, chúng có thể gây đau tim.

Nhiễm trùng đường hô hấp và cúm cũng đượ coi là những yếu tố nguy cơ gây đau tim, có sự thay đổi theo mùa rõ ràng. Ngoài ra, những hành vi liên quan đến thay đổi thời tiết như hoạt động thể chất giảm và thay đổi chế độ ăn cũng có thể đóng vai trò trong việc làm gia tăng tỷ lệ đau tim trong thời tiết lạnh hơn.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã điều tra mối liên quan giữa tỷ lệ đau tim, tình trạng thời tiết như nhiệt độ không khí, thời gian nắng, lượng mưa và áp suất không khí ở hơn 280.000 bệnh nhân.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

Rate this post