Tỷ lệ mắc viêm gan ở Việt Nam vẫn cao

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm virut viêm gan của một số nhóm dân cư là từ 6 – 20% đối với virut viêm gan B và khoảng 0,2 – 4% với virut viêm gan C. Đáng chú ý, Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang virut viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 – 25%. Tình hình nhiễm virus viêm gan b ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 – 20%.

Nguy hiểm vì mắc viêm gan

Bệnh nhân N.V.D. (45 tuổi, Lạng Giang- Bắc Giang) vừa nhập viện tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới – Trung Ương trong tình trạng vàng mắt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ và sốt cao không rõ nguyên nhân.  nhân được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm tổng tích máu cho thấy lượng tiểu cầu giảm, có rối loạn đông máu, sinh hóa máy đánh giá chức năng gan thận cho bệnh nhân…. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc viên gan B (HbsAg) và viêm gan C (AntiHCV). Tuy nhiên, may mắn cho bệnh nhân, dù mắc 2 loại virus viêm gan nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nên bệnh chưa tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.

Theo các bác sĩ cho biết, tình trạng mắc bệnh viêm gan B, C như bệnh nhân D không phải là hiếm. Điều đáng lưu ý, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B, C chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan tương đối cao vì xuất hiện hiện tượng người bệnh tự ý bỏ điều trị là tương đối lớn.

Thường phát hiện muộn

Theo thống kê của Chuyên khoa Gan Mật trong 100 bệnh nhân lần đầu tiên đi khám chuyên khoa Gan Mật, có từ 30 – 40 bệnh nhân bị các bệnh lý về gan mật ở mức độ nguy hiểm, thậm chí ung thư gan giai đoạn cuối. Những con số đó chứng tỏ tỉ lệ người mắc bệnh ở giai đoạn muộn tương đối cao, nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm tra sức khỏe chủ động của người dân còn chưa được chú trọng. PGS, TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, nhiều người khi lao động cảm thấy mệt mỏi lại nghĩ mình làm việc quá sức, nhưng thực tế là do viêm gan. Nên những trường hợp có biểu hiện này kéo dài, nên đi khám để sàng lọc, làm xét nghiệm nhanh, để bác sĩ tư vấn, cũng như theo dõi bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Theo các bác sĩ, viêm gan virut là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như: suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Có 5 loại viêm gan virut, trong đó viêm gan B và C lây truyền tương tự như virus HIV bao gồm qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con; viêm gan virus D chỉ lây truyền khi có mặt viêm gan B và có đường lây truyền tương tự. Viêm gan virus A và E lây qua đường phân – miệng do thức ăn, nước uống bị nhiễm nguồn bệnh và thực hành vệ sinh không đầy đủ.  Trong 5 loại virut gây nên viêm gan, virut viêm gan B và C có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nhiều nhất.

Cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh


Dù không có triệu chứng, nhưng theo các chuyên gia y tế, chúng ta vẫn có thể phát hiện bệnh viêm gan B và C giai đoạn sớm để kịp thời điều trị bệnh, đó là khám sức khỏe định kỳ nhằm ngăn ngừa và giảm tử vong do xơ gan, ung thư thư gan.

Nếu phát hiện nhiễm vi rút, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa, gan, mật để được xác định chính xác thể bệnh và được tư vấn để có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, yếu tố quan trọng gây nhiễm virut viêm gan B ở trẻ em qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ đẻ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ em. 90% số trẻ nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm virut viêm gan B mãn tính. Trong khi đó, viêm gan mãn tính lại là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam và ung thư gan là nguyên nhân chính gây tử vong.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan là tiêm phòng vắc xin, trong đó tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh cho trẻ và tuân thủ tiêm các liều sau đó theo lịch tiêm chủng. Đặc biệt, đối với những người mẹ bị mắc viêm gan B thì phải tiến hành đếm số lượng rirus vào đầu quý 3 của thai kỳ (khoảng tháng thứ 7). Nếu nồng độ virus cao nên dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ lây nhiễm cho con. Đối với trẻ được sinh ra từ mẹ bị mắc viêm gan B, ngoài việc tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh còn phải tiêm kháng huyết thanh phòng bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Do vậy, người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao nên đi kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thanh Hà

Rate this post