Thừa cân, béo phì khiến nguy cơ mắc suy thận mãn từ 2-7 lần

 

Chia sẻ tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thận thế giới năm nay do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 9/3, BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thừa cân béo phì là một vấn đề toàn cầu và tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Thừa cân và béo phì là nguy cơ đứng hàng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Ít nhất 3,4 triệu người lớn tử vong mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Ngoài ra, 44 % gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23 % gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% đến 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư là do thừa cân và béo phì.

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Thừa cân, béo phì làm tăng mức lọc cầu thận, tăng áp lực thành mao mạch cầu thận, tổn thương tế bào có chân dẫn đến bệnh thận mãn tính, suy thận giai đoạn cuối. Với những người mắc bệnh thận mãn tính chưa lọc máu, tình trạng thừa cân, béo phì này cũng làm tăng tiến triển bệnh.

Khi đó, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo nếu không có điều kiện thay thận. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy béo phì có thể gây hại cho chức năng thận trước khi các tác động tiêu cực của huyết áp cao và tiểu đường lên thận được khẳng định. Nhiều bệnh nhân đã có mức albumin (chỉ số kiểm tra chức năng của thận) vượt an toàn dù họ có huyết áp, mức đường huyết khỏe mạnh. Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số khối cơ thể BMI càng lớn.

Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp- đây là những nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mãn tính, suy thận gia đoạn cuối.

 

Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần thực hiện những khuyến nghị sau:
– Duy trì cân nặng hợp lý
– Hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa
– Hạn chế ăn đường và muối
– Tăng cường ăn rau và trái cây,
– Thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút/ngày, đối với người trưởng thành.

 

Theo thông tin của BS Dũng, thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2008 là khoảng 8% bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận mãn nhưng đến năm 2016 tỷ lệ này tăng lên 14%. Đó là dấu hiệu cảnh báo, ngay bây giờ phải có kế hoạch phòng chống, chẳng hạn như hạn chế béo phì thông qua kiểm soát ăn uống hoặc tăng cường vận động thể lực, nếu không người thừa cân béo phì sẽ tăng, từ đó, bệnh nhân đái tháo đường và suy thận sẽ tăng theo.

Chăm sóc cho bệnh nhân bị suy thận

“ Ước tính đến năm 2025, béo phì sẽ ảnh hưởng đến 18% nam giới và hơn 21% phụ nữ trên toàn thế giới. Người thừa cân béo phì có nguy cơ suy thận mãn tính giai đoạn cuối cao gấp 2-7 lần người có cân nặng bình thường”- BS Nguyễn Hữu Dũng nói.

Do đó, phòng chống thừa cân béo phì đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại mỗi quốc gia. Thừa cân và béo phì là nguy cơ thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu, gây ra cái chết của khoảng 3,4 triệu người lớn mỗi năm. Ngoài ra, thừa cân béo phì còn là nguyên nhân gây ra 44 % gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23 % gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% đến 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư.

Để phòng bệnh thận, BS Phan Thế Cường, Khoa Thận Nhân tạo, BV Bạch Mai, khuyến cáo những người đang thừa cân, béo phì cần cải thiện sức khỏe bằng cách giảm cân, càng gần với cân nặng bình thường thì càng có lợi cho sức khỏe. Trong đó lưu ý cần tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân an toàn.

Chế độ ăn kiêng cần giảm đều từ từ khoảng 0,45kg/tuần; người bệnh cũng cần tập thể dục đều đặn (đi bộ, chạy, bơi, khiêu vũ…); điều chỉnh thói quen, hành vi (ghi lại mọi thứ bạn ăn, mua thức ăn theo danh mục và không mua khi đói…). Chỉ số khối cơ thể BMI được tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. BMI từ 25 đến 30 được coi là thừa cân, BMI trên 30 được coi là béo phì.

 

5 phương pháp giảm cân chống béo phì
– Thay đổi chế độ ăn uống
– Tập thể dục và các hoạt động thể thao.
– Thay đổi hành vi, lối sống
– Sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc giảm cân
– Một số phương pháp điều trị béo phì đặc biệt
+ Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn.
+ Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn.
+ Khâu nhỏ dạ dày
+ Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng.

 

Với đặc thù là khoa của những người bệnh “gắn bó suốt đời”, Khoa Thận nhân tạo đã cùng với Phòng Công tác xã hội có nhiều hoạt động kết nối với các cá nhân và tổ chức thiện nguyện trong việc hỗ trợ và tặng quà cho người bệnh. Nhân dịp này, Đoàn thanh niên của VP Trung ương Đảng đã đến quà cho 1 bệnh nhân đặc biệt, đã chạy thận 21 năm tại khoa Thận Nhân tạo.

 

 

 

Thái Bình

Rate this post