Natalie đeo thiết bị trong tai. Ảnh: BBC. |
Hiệu ứng âm vang khiến bộ não nghĩ rằng có một người khác đang nói đồng thời với mình và vì thế loại bỏ sự lo ngại cho người sử dụng.
Thiết bị gắn vào tai sẽ phát lại giọng nói của người dùng sau khoảng 60-100 phần nghìn giây và có cao độ cao hơn. Nó giống như có một giọng nói thứ 2 ở ngay trong tai. Thực tế, một số người nói lắp cảm thấy mình sẽ nói chuyện dễ dàng hơn khi có người đồng thanh với mình, hoặc việc nói lắp sẽ không còn đáng xấu hổ nữa bởi nhiều người khác cùng đang nói ở trong phòng.
Natalie Riley, 11 tuổi, đến từ Blackburn, là một trong những bệnh nhân đầu tiên được đeo thiết bị và đã sử dụng trong vài tháng.
Mẹ cô, Lindsey Riley, kể lại thật đau khổ khi thấy cô bé cứ thu mình tại trường tiểu học. “Từ khi có thiết bị này con bé đã tự tin hơn hẳn”. Nay tại trường cấp 2, Natalie đã ở thành học sinh nổi bật và thậm chí đoạt một giải thưởng kịch nói. Trong khi trước đó, liệu pháp ngôn ngữ không hề có tác dụng với cô bé.
Bác sĩ Peter Jones, tại Bệnh viện Alexandra ở Cheadle, nhận định thiết bị không hẳn là một biện pháp cứu chữa nhưng nó có thể giúp ích mọi người trong những công việc hằng ngày.
M.T. (theo BBC)