Theo Đông y, thạch lựu bì vị chua chát, tính ôn; vào kinh đại trường. Có tác dụng sáp tràng chỉ tả, sát trùng. Chữa chứng tả lỵ lâu ngày, thoát giang, trừ giun sán.
Liều dùng: 6 – 20g. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ, tán bột hoặc nấu nước ngâm rửa. Vỏ rễ có thể dùng trị sán nhưng dễ kích thích ruột và dạ dày nên khi dùng cần thận trọng. Một số bài thuốc dùng thạch lựu:
Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay do nhiệt: vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô mỗi vị 12g; thuyền thoái, mã đề, cam thảo đất mỗi vị 8g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Uống liền trong 5 – 7 ngày.
Cầm tiêu chảy. Trị tiêu chảy và đi lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, di tinh, băng lậu, đới hạ…
Bài 2 – Thang hoàng liên: đương quy, vỏ quả lựu, a giao mỗi vị 12g; hoàng liên, hoàng bá, sinh khương mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống. Trị lỵ kinh niên, phân có máu mũi.
Trừ giun sán, giảm đau.
Bài 1 – Thuốc bột binh lang: binh lang 12g, vỏ quả lựu 20g. Sắc uống. Trị giun đũa, giun tóc.
Bài 2: vỏ quả lựu, binh lang, quán chúng mỗi vị 12g, sử quân tử 20g. Sắc uống. Trị giun kim.
Bài 3: vỏ rễ lựu, đại hoàng, hạt cau mỗi vị 4g. Sắc lấy 300ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng hôm sau chia thuốc uống làm 2 – 3 lần, nằm nghỉ, đợi khi nào buồn đi tiêu mới đi, nhúng mông vào chậu nước ấm cho sán ra hết. Trị sán.
Kiêng kỵ: Người có thực tà hoặc lỵ mới mắc không nên dùng. Người yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang