Bổ sung sữa giúp cải thiện chiều cao trẻ khoảng 0,4cm/năm
Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên trẻ em, bổ sung sữa đã giúp cải thiện chiều cao ở trẻ khoảng 0,4 cm/năm.
Chương trình Sữa học đường quốc gia đang trên đà hiện thực hoá khi nhiều tỉnh thành đã và đang triển khai theo Quyết định 1340/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học.
Theo đó mục tiêu đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa; 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học thành thị, nông thôn được uống sữa; Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học, đạt 90 -95% vào năm 2020; Đến 2020, chiều cao trung bình của trẻ độ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.
Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH True milk cho rằng; Các nghiên cứu khoa học của quốc tế và trong nước đã chỉ ra rằng trẻ em từ 0 tuổi tới 12 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển bởi ở lứa tuổi này, các con phát triển tới 86% thể lực và trí lực. Thế nhưng, vì nhiều lý do khiến hầu hết các bà mẹ chưa thể chăm sóc dinh dưỡng cho con mình một cách chu đáo, trong đó có việc uống sữa để nâng cao tầm vóc, thể lực cho các con.
Chính vì vậy, Chương trình Quốc gia Sữa học đường là sự khởi đầu cho cả con đường dài của Việt Nam phát triển tầm vóc, thể lực vì để chiều cao trung bình của hơn 93 triệu người Việt tăng được vài cm, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong một thời gian dài của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
“Nếu chúng ta không bắt tay ngay từ bây giờ, thì nhiều năm nữa chúng ta có kiễng chân lên cũng chỉ đứng đến vai bè bạn năm châu. Chậm thêm một ngày triển khai chương trình Sữa học đường, hành trình tương lai của con em chúng ta sẽ chậm lại đáng kể, mỗi ngày chậm trễ triển khai Sữa học đường là một ngày cơ hội lớn của trẻ đang trôi qua” bà Thái Hương nhấn mạnh.
Sữa chuẩn tốt cho sức khỏe của trẻ
Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa học đường cần được nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với sự hấp thu của trẻ thì mới đạt hiệu quả dinh dưỡng. Bộ Y tế đã có quyết định sử dụng sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường. Nhưng thực tế, như phân tích của ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế): “Một số tỉnh còn sử dụng sữa bột pha lại hoặc các loại sữa không rõ nguồn gốc cho sữa học đường, các trường học rất khó khăn trong việc nhận biết sữa học đường có đạt chuẩn hay không”.
Nói về vấn đề này, bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH True milk cho rằng, chương trình Sữa học đường muốn thành công thì phải có sản phẩm sữa đạt chuẩn. Tuy nhiên, theo bà Thái Hương, nếu không có nhãn mác riêng để nhận diện thì cũng vẫn rất khó để biết sữa nào đạt chuẩn. Bộ GD-ĐT cần tham mưu quy định sữa vào trường học phải có nhãn mác riêng. Thương hiệu nào cũng có thể đưa sữa vào chương trình nhưng phải đúng tiêu chuẩn quốc gia về sữa học đường. Bộ y tế sẽ là đơn vị kiểm soát tiêu chuẩn đó. Việc kiểm soát phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ nếu không thì sữa dởm, sữa kém chất lượng sẽ trà trộn rất dễ dàng vào trường học ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trong thời gian qua, việc triển khai nội dung các Chương trình Sữa học đường đã nhận được sự đồng thuận và hoan nghênh của dư luận xã hội phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị khác liên quan. Việc quy định sản phẩm sữa cho Chương trình Sữa học đường là sữa tươi hoàn toàn phù hợp, mang lại lợi ích tốt nhất về dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi học đường (từ 2 tới 12 tuổi), dễ thực hiện, dễ quản lý về mặt chất lượng sản phẩm.
Tại Hội thảo, tập đoàn TH được đánh giá là đơn vị tiên phong có sản phẩm đạt tiêu chuẩn sữa học đường.Sữa tươi học đường TH School MILK được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất của trang trại TH, nhà máy sữa TH với công thức chuyên biệt được xây dựng bởi Viện dinh dưỡng Quốc gia cùng với sự tư vấn khoa học của Tiến sĩ Frank Wieringa – Chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Pháp. Sản phẩm được bổ sung vi chất dinh dưỡng dựa theo tính toán khoa học, chất lượng cao (Canxi, Sắt, Kẽm, Magie, I-ốt, Axit Folic và hỗn hợp Vitamin A, C, D & nhóm B…) giúp thúc đẩy chiều cao, tăng cường thị lực và khả năng tập trung, phù hợp với lứa tuổi học đường.
Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm mạnh khoảng 3%; suy dinh dưỡng thấp còi giảm khoảng 1,5%; tình trạng thiếu hụt 1 số vi chất dinh dưỡng chính (vitamin A, sắt, kẽm) đều được cải thiện rõ rệt. Đây là một thành công đáng kể so với những nỗ lực giảm tỉ lệ nhẹ cân và thấp còi trên toàn quốc (từ 2012 đến 2013, tỉ lệ nhẹ cân trên toàn quốc giảm 0,9% và tỉ lệ thấp còi giảm 0,8%).
Đây cũng là nghiên cứu về dinh dưỡng học đường và sữa học do Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện, Viện và tập đoàn TH đã tổ chức hàng chục cuộc họp và hội thảo thảo luận về tiêu chuẩn sữa với các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành trong, ngoài nước và lấy ý kiến các bộ ngành Giáo dục, Y tế để có chất lượng tốt nhất và cách thức tiếp cận dinh dưỡng học đường phù hợp nhất.
Nguyễn Lan
Ngày 28/9/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/QĐ-BYT về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, nhấn mạnh sữa tươi sử dụng trong Chương trình phải đạt tiêu chuẩn QCVN 5:1-2010, trong đó có sữa tươi tiệt trùng. Quy định này được đánh giá có nhiều lợi ích, cụ thể như sau: Sữa tươi có chất lượng và hiệu quả dinh dưỡng vượt trội so với sữa bột hoàn nguyên hoặc sữa bột pha lại: Thực tế nghiên cứu về sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi từ 2 tới 12 tuổi (sau khi rời dòng sữa mẹ) cho thấy sữa tươi là tối ưu. Sản phẩm sữa tươi có lượng dinh dưỡng cân bằng, giữ được nguyên vẹn các vitamin và khoáng chất trong sữa, có lợi cho sự hấp thu để phát triển thể lực, tầm vóc của trẻ, trong khi sữa bột phải qua hai lần sử dụng nhiệt độ cao (cô đặc và pha loãng), thời hạn bảo quản dài làm mất chất dinh dưỡng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có kết luận sử dụng sữa tươi học đường bổ sung vi chất dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân giảm từ 1,5% tới 3%, gấp đôi tỷ lệ giảm thông thường