Sai lầm khi chế biến món ăn từ khoai tây khiến nhiều bà nội trợ Việt giật mình

Mới đây Jack Lee  một đầu bếp người Việt gốc Hoa  – người được biết đến là một đầu bếp 5 sao, từng nấu ăn cho nhiều ngôi sao nổi tiếng Hollywood đã có buổi trình diễn về các món ăn với những củ khoai tây Mỹ  tại triển lãm ẩm thực quốc tế  cho biết,  khoai tây là món ăn không xa lạ gì với người Việt nhưng trong cách chế biến loại thực phẩm này  các bà nội trợ Việt mắc một số sai lầm khiến khoai tây mất đi một số giá trị dinh dưỡng.

Theo đó, Jack Lee tiết lộ, người Mỹ ăn khoai tây như người Việt ăn cơm và ở bất cứ thực đơn nào cũng có khoai tây và đây là món ăn vô cùng tốt cho sức khoẻ và có nhiều cách chế biến khoai tây.

Tuy nhiên, trong quá trình nấu ăn và quan sát tại Việt Nam, Jack Lee cho biết, sai lầm của các bà nội trợ Việt là khi chế biến khoai tây là thường hay gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Điều này làm mất giá trị dinh dưỡng có được trong vỏ khoai. Bởi nếu bào vỏ khoai tây đi và khi rửa hay nấu khoai bị ngấm nước. Vì khoai tây rất “háo nước” sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của khoai và giảm đột ngọt, bở của khoai. Bên cạnh đó, vỏ mỏng manh của khoai tây chứa rất nhiều  thành phần dinh dưỡng có giá trị, như carbohydrate, protein, vitamin C, B6, kali, sắt, magiê và kẽm, chất xơ.

Chính vì vậy, nếu muốn tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ mỏng đó. Dịch chiết từ vỏ khoai tây có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng. Người Mỹ ăn khoai tây họ thường sẽ không gọt vỏ mà để nguyên cả lớp vỏ đó rồi chế biến.

Ngoài việc không bỏ lớp vỏ khoai tây trước khi chế biến, đầu bếp của các ngôi sao Hollywood cũng cho biết có rất nhiều cách để chế biến khoai tây như luộc, hầm, chiên, nướng, hấp,  nhưng nướng và hấp là cách tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây.

Cụ thể, trong khẩu phần 100g, hàm lượng các chất dinh dưỡng của:

Khoai luộc bỏ vỏ có: 379mg kali, 22mg magiê, 1,8g chất xơ và 0,299mg vitamin B6

Khoai tây chiên có: 400mg kali, 21mg magiê, 1,9g chất xơ và 0,168mg vitamin B6

Trong khi đó, khoai tây nướng có: 535mg kali, 28mg magiê, 2,2gam chất xơ, và 0,311mg Vitamin B6.

Với một củ khoai tây cỡ vừa, vỏ sẽ có hàm lượng vitamin C đạt 45% giá trị cần hàng ngày và chứa nhiều kali hơn chuối; là nguồn cung cấp vitamin B6; hàm lượng thiamine chiếm 8%; folate chiếm 6%, magie chiếm 6%, phốt pho chiếm 6%, sắt chiếm 6% và kẽm chiếm 2% nhu cầu mỗi ngày.

 

Bạn có biết, có bao nhiều loại khoai tây?. Theo phân loại của Hội đồng khoai tây Hoa Kỳ, khoai tây được chia thành nhiều loại khác nhau theo màu sắc, theo hình dạng và theo độ bở: Màu sắc sẽ có khoai tây vàng, khoai tây nâu, khoai tây đỏ, khoai tây tím..; theo hình dạng sẽ có khoai tây ngón tay, khoai tây tròn. Còn theo độ bở thì chia thành khoai tây sáp và khoai tây bột. Trong đó, khoai tây sáp có kết cấu dạng như kem, chắc khi nấu chín. Còn khoai tây bột là loại có hàm lượng nước thấp và tại thời điểm thu hoạch, hầu hết lượng đường trong khoai đã chuyển sang dạng tinh bột. Mỗi một loại khoai tây lại có một công dụng khác nhau

Nguyễn Tuệ

Rate this post