Phương tang cúc trị cảm mạo phong nhiệt

Trẻ em và người cao tuổi cơ địa kém thích nghi với sự thay đổi của môi trường, sức đề kháng yếu, rất dễ mắc phải chứng cảm mạo phong nhiệt, với biểu hiện sốt cao, đau đầu, ho, miệng khát, đau họng.Phương Tang Cúc, với cái tên Tang cúc ẩm là phương thuốc truyền thống của YHCT trị chứng cảm mạo phong nhiệtrất hiệu quả,nhanh chóng loại bỏ được các triệu chứng.

Phương tang cúc gồm có: tang diệp, cúc hoa, khổ hạnh nhân mỗi vị 12g; liên kiều 16g; cát cánh 8g; lô căn 6g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Hãm uống thay chè, hoặc sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần, trước bữa ăn.

Tang diệp (lá dâu khô) và cúc hoa (hoa cúc khô) là 2 vị thuốc trong phương “Tang cúc” trị cảm mạo phong nhiệt.Tang diệp (lá dâu khô) và cúc hoa (hoa cúc khô) là 2 vị thuốc trong phương “Tang cúc” trị cảm mạo phong nhiệt.

Tang diệp (lá dâu khô) và cúc hoa (hoa cúc khô) là 2 vị thuốc trong phương “Tang cúc” trị cảm mạo phong nhiệt.

Tang diệp (lá dâu khô) và cúc hoa (hoa cúc khô) là 2 vị thuốc trong phương “Tang cúc” trị cảm mạo phong nhiệt.

Nếu sử dụng dưới dạng cao nước (đóng chai): tang diệp 200g, liên kiều 120g; hạnh nhân, cát cánh, lô căn mỗi vị 160g; cúc hoa 80g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 60g.Hai vị bạc hà và hạnh nhân, cất kéo hơi nước. Những vị còn lại cùng với bã của hạnh nhân, bạc hà đem nấu cao lỏng, loại tạp bằng ethanol 90%, cô thành cao đặc, trộn với nước cất từ bạc hà, hạnh nhân, thêm nước cất và chất bảo quản cho đủ 1.000ml. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml, trước bữa ăn. Trẻ em giảm liều tùy theo tuổi.

Hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn (Tang cúc hoàn).

Tang diệp là lá của cây dâu tằm. Vào các buổi sáng, hái các lá bánh tẻ, ngắt bỏ cuống, tước bỏ các xơ gân lá, phơi trong bóng râm. Khi dùng, thái nhỏ, vi sao. Lá dâu chứa rất nhiều chlorophyl, rutin, caroten, adenin, cholin… Có tác dụng kháng sinh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn…Còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết…

Theo YHCT, tang diệp có vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh can, phế, thận. Có công năng giải cảm nhiệt, cố biểu, liễm hãn, thanh can sáng mắt.

Cúc hoa vàng chứa carotenoid, tinh dầu,  flavonoid, acid amin, vitamin  A… Tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, trấn tĩnh thần kinh trung ương, giải độc, giãn mạch máu ngoại vi và giãn động mạch vành, làm tăng sức chịu đựng của mao mạch…

Bạc hà (Mentha arvensisL.) còn gọi là bạc hà nam, hay bạc hà á. Tuy nhiên, chỉ có loài bạc hà á được sử dụng cho phương Tang cúc. Người ta thu hái bộ phận trên mặt đất của bạc hà, phơi trong bóng râm. Trước khi dùng, cắt đoạn 3-5cm, vi sao.

Bạc hà chứa tinh dầu, chủ yếu là menthol có mùi thơm rất đặc trưng, ngoài ra còn có  α, β- pinen, myrcen… flavonoid, tanin… Tinh dầu bạc hà với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết tuyến mồ hôi, hạ nhiệt độ cơ thể.Dùng rất tốt cho người cảm mạo, sốt cao mà không ra mồ hôi…

Theo YHCT, bạc hà có vị cay, tính mát. Quy kinh phế, can. Có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất.

Liên kiều (Forsythia suspensaThunb.) là quả liên kiều sau khi bóc bỏ hạt, lấy hai mảnh vỏ quả sao vàng. Liên kiều chứa saponin, coumarin, forsythin, acid oleannolic… Nước sắc và các hợp chất phenol có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn, lao, lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm phổi…Liên kiều còn có tác dụng cường tim, lợi niệu, hạ huyết áp, hạ men gan…

Theo YHCT, liên kiều có vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh tâm, phế, tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng tán kết.

Khổ hạnh nhân (Prunus armeniaca L.) là nhân hạt mơ, chứa chất dầu, acid cyanhydric, amygdalin… Glycosid trong hạnh nhân có tác dụng gây trấn tĩnh trung khu thần kinh, chống ho, bình suyễn. Hạnh nhân còn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn thương hàn, phó thương hàn; tác dụng diệt giun đũa, giun móc.

Theo YHCT, hạnh nhân có vị đắng, có ít độc. Quy kinh phế, đại tràng. Có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện.

Cát cánh là rễ của cây cát cánh [Platycodon  grandiflorum (Jacq) A. DC.]. Rễ cát cánh phơi hoặc sấy khô. Trước khi dùng, thái phiến, chích gừng hoặc chích mật ong.

Theo YHCT, cát cánh có vị đắng, cay, tính bình. Quy kinh tỳ. Có công năng tuyên phế, lợi hầu họng, khứ đàm, trừ mủ.

Lô căn là thân rễ của cây lau [ Phragmites communis (L.) Trin.]rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng sao khô. Lô căn có tác dụng làm tan sỏi mật, chống viêm…

Theo YHCT, lô căn có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh phế, vị, Có công năng thanh nhiệt, sinh tân dịch, lợi niệu, thanh phế, chỉ ho, thanh vị nhiệt chỉ nôn.

Cam thảo là rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo (Glycyrrhiza glabraL.). Khi dùng thái phiến, sao thanh (sao đơn), sao cám hoặc chích mật ong. Cam thảo chứa saponin, acid hữu cơ, tinh dầu. Tác dụng chống viêm, trừ đờm, chống ho, giải độc một số hoá chất như cocain, benzen, cafein…

Theo YHCT, cam thảo có vị ngọt, tính bình. Quy kinh tỳ, thông hành 12 kinh. Công năng ích khí, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ ho, chỉ thống, giải độc.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

Rate this post