Phát triển trí não không đồng nghĩa bé sẽ thông minh (kỳ 2)

KỲ II: ÁP DỤNG HỌC THUYẾT THÔNG MINH ĐA CHIỀU

Để nhận biết và phát triển năng khiếu của trẻ, trước tiên, các bậc cha mẹ phải nắm vững đặc điểm và biểu hiện của mỗi loại trí thông minh để quan sát và áp dụng vào trẻ.

Cha mẹ chỉ định hướng, gợi mở

Hãy để trẻ phát triển tự nhiên chứ không bắt buộc phải “gò ép” một loại trí thông minh nào đó theo yêu cầu của cha mẹ. Mỗi đứa trẻ đều có những năng khiếu nhất định và hoàn toàn có thể dẫn đầu trong lĩnh vực trí thông minh của mình. Việc phát hiện sớm bé sở hữu loại hình trí thông minh nào có thể giúp con định hướng đúng và thành công trong tương lai.

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa. Hãy để ý xem bé thích chơi trò ngôn ngữ, vẽ tranh, chơi các hình khối, hát hò hay đếm số. Thích chơi chung với người khác hay một mình. Cho trẻ thử qua nhiều loại trò chơi, đồ chơi khác nhau và hãy để bé tự xoay xở, khám phá khi chơi. Sự can thiệp của cha mẹ chỉ nên mang tính chất định hướng, gợi mở vấn đề. Bên cạnh đó, việc khuyến khích bé thể hiện, tự do trình bày cũng sẽ giúp bé tự tin và hiểu rõ bản thân mình hơn. Bé cũng sẽ hạnh phúc hơn khi được tự do làm điều mình thích.

Phát triển trí não là chưa đủ để thông minh

Trong khi những yếu tố không can thiệp được như: gen di truyền, tố chất bẩm sinh thì có những yếu tố khác cha mẹ có thể tác động để giúp bé phát triển tốt hơn như: dinh dưỡng và học tập. Và trong việc bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển thông minh đa chiều, chỉ tập trung vào các dưỡng chất trợ giúp phát triển não bộ là chưa đủ, mà còn nên bổ sung cho con những dưỡng chất giúp phát triển những yếu tố quan trọng khác như: tầm vóc, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa.

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa

Mẹ nên dành thời gian quan sát con khi chơi. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa

Mẹ cần cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển về mặt tầm vóc, trí não, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa. Bởi ngoài những dưỡng chất cho trí não, phát triển tầm vóc bao gồm cân nặng, chiều cao, giúp trẻ sẵn sàng cho sự vận động. Phát triển hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh hơn, gia tăng khả năng tiếp xúc, cơ hội học hỏi với môi trường bên ngoài. Trong khi đó, chú trọng hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ cho bé hấp thụ tốt, tối ưu các chất dinh dưỡng thông qua bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung dinh dưỡng đúng, đầy đủ được ví như việc tạo nền tảng, điều kiện tốt để trẻ phát triển các loại hình thông minh của mình. Còn việc phát hiện, tối ưu hóa loại hình thông minh của trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ. Kết hợp hài hòa hai yếu tố này, các bậc cha mẹ đều có quyền tin rằng, con mình sẽ dẫn đầu.

Hồng Vân (ghi từ BS. Thái Thanh Thủy)

 

Rate this post