– Các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị đau tim, khả năng bạn bị bệnh này sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đừng quá hoang mang. Nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh, nguy cơ có thể giảm.
– Tiểu đường týp 2 cũng là một yếu tố nguy cơ, bệnh này góp phần làm hẹp động mạch, gây ảnh hưởng tới tim.
– Dữ liệu thống kê cho thấy nam giới dễ bị đau tim hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em an toàn trước bệnh này.
– Độ tuổi cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Sau 65 tuổi, nguy cơ cao hơn do cơ thể không thể đối phó với những ảnh hưởng của các cơn đau tim.
– Cao huyết áp cũng có thể gây rắc rối cho tim. Cao huyết áp khiến bạn tăng nguy cơ đau tim, gây đột quỵ và suy thận. Bạn nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối.
– Thừa mỡ bụng cũng là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tim. Một nghiên cứu cho thấy, béo bụng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
– So với những người không hút thuốc lá, những người hút thuốc lá tăng ít nhất 2-3 lần nguy cơ đau tim. Hút thuốc lá là nguyên nhân có thể làm tổn thương động mạch và gây ra các vấn đề về cholesterol.
– Ngồi quá lâu và lười vận động sẽ tạo gánh nặng cho tim và làm tăng nguy cơ đau tim. Bạn hãy thường xuyên đứng dậy, tập các động tác giãn cơ, đi bộ, vận động để bảo vệ trái tim.
BS P.Liên
(Theo Boldsky)