Những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng gây đầy hơi

Đậu đỗ

Đậu đỗ là loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, nhiều người lại bị chướng bụng, đầy hơi khi ăn loại thực phẩm lành mạnh này. Có một cách đơn giản để khắc phục tình trạng này là ngâm đậu đỗ qua đêm trước khi chế biến. Điều này sẽ giúp tiêu hóa chúng dễ dàng hơn.

Tỏi

Cũng có nhiều người bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn tỏi. Tỏi rất có lợi cho sức khỏe và không nên tránh sử dụng chỉ vì nó gây đầy hơi. Bạn có thể nấu kỹ tỏi trước khi ăn, chỉ cần chế biến nó cùng với thực phẩm khác để tránh đầy hơi.

Hành tươi

Hành gây đầy hơi vì có chứa fructans, có thể gây ra khí. Loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và bạn nên nấu chín để tránh đầy hơi. Nếu vẫn bị vấn đề này thì nên nấu hành với các loại gia vị và thảo dược như bạch đậu khấu, quế.

Súp lơ, cải bắp

Những loại rau này thuộc rau họ cải và đều được cho là gây đầy hơi. Những thực phẩm này tốt cho giảm cân, rất giàu chất xơ, sắt, nhiều vitamin và khoáng chất, và do đó phải được bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực sự bị các vấn đề với dạ dày như chướng bụng, đầy hơi thì có thể chọn cải bó xôi, dưa chuột, rau diếp và bí xanh thay cho các loại rau họ cải.

Bột mì

Tình trạng mẫn cảm với glutein xảy ra với một số người ăn bột mì, khi họ bị dị ứng với một protein có trong bột mì là glutein. Có nhiều dấu hiệu không dung nạp gluten từ đầy hơi tới phát ban da. Nếu bạn thấy dạ dày có vấn đề sau khi ăn bột mì, bạn cũng có thể dị ứng với nó. Khi đó, thay vì bột mì, bạn có thể chọn yến mạch, kiều mạch và quinoa.

Sản phẩm từ sữa

Sữa, pho mát, sữa chua, bơ vv… đều tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây đầy hơi. Nếu bạn bị đầy hơi sau khi ăn những thực phẩm này thì có thể dùng nước cốt dừa, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành v.v…thay cho các sản phẩm sữa.

Lúa mạch

Đây là một trong những thực phẩm giảm cân tốt nhất, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp bạn no lâu. Nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn loại thực phẩm này, bạn có thể ăn gạo nâu, kiều mạch, yến mạch và quinoa thay vì lúa mạch

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

Rate this post