Phân có máu, hay đại tiện ra máu hoặc đi ngoài có máu không phải là bệnh đơn mà là triệu trứng của nhiều dạng bệnh khác nhau. Nếu không quan tâm, điều trị kịp thời có thể phát sinh biến chứng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những biểu hiện khi đi ngoài ra máu
Nhiều trường hợp mắc chứng đi ngoài ra máu, nhưng lại cho rằng tự khỏi, không đáng ngại. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi giống các bệnh khác, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng. Triệu trứng của nhiều bệnh như kiết lỵ, ung thư trực tràng, bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn hay bệnh về đường tiêu hóa hoặc một vài bệnh khác như máu trắng, truyền nhiễm, táo bón hay lồng ruột….
Có máu bên trong hay ngoài phân: Điều quan trọng là xác định xem có máu bên ngoài hoặc lẫn trong phân. Cần nói rõ cho bác sĩ biết để tìm hiểu nguồn gốc máu phát sinh. Bất kỳ máu lỏng ở đâu chảy ra đều làm cho nước trong bồn cầu có màu đỏ, nếu nhìn qua không xác định được chính xác được nguyên nhân.
Máu có màu đen hắc ín: Đôi khi, máu trong phân có màu đen như hắc ín chứ không phải màu huyết dụ hay đỏ. Hiện tượng này chuyên môn gọi là melena (xuất huyết đường ruột hay do thay đổi thành phần hóa học trong máu), nhất là xuất huyết dạ dày. Melena cũng có mùi vị rất đặc biệt.
Sự cố liên quan đến hệ thống tiêu hóa: Các yếu tố khác có thể gây hiện tượng phân có máu cần lưu ý như đau hoặc táo bón/tiêu chảy diễn ra trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên
Bệnh trĩ: Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh phân có máu là do mắc bệnh trĩ, đây là căn bệnh do suy tĩnh mạch, gồm hai dạng là bệnh trĩ nội và bệnh trị ngoại. Dạng trĩ nội có thể gây đau hoặc không đau, thường đau tại vị trí trực tràng, bên trong cơ thể. Trong khi đó trĩ ngoại lại đau xung quanh lỗ hậu môn. Bệnh trĩ thường làm tăng áp lực trực tràng/hậu môn do ngồi quá lâu như ngồi trên yên xe đường dài, ngồi trên bệ xí lâu…hoặc căng thẳng do táo bón. Bệnh trĩ đôi khi phổ biến ở phụ nữ giai đoạn thai kỳ do áp lực từ tử cung dồn xuống.
Bệnh trĩ cũng là một nguyên nhân khiến đi ngoài ra máu.
Polyp (túi thừa): Polyp có thể bị tổn thương và gây chảy máu. Túi thừa có thể hình thành trong ruột kết từ các quá trình đẩy phân lặp đi lặp lại. Ở tuổi 50, 50% số người ở nhóm tuổi này phát sinh hiện tượng túi thừa. Nếu chúng ta chỉ có túi thừa của đại tràng thì gọi là bệnh túi thừa đại tràng, nếu túi thừa bị viêm thì gọi là viêm túi thừa đại tràng.
Nứt hậu môn: Các vết nứt có thể phát triển trên da lỗ hậu môn gọi là khe nứt. Các khe nứt này gây đau và chảy máu khi đi đại tiện, dễ phát hiện thấy khi dùng giấy vệ sinh để lau.
U-xơ: Vết loét trong dạ dày hay loét ở phần đầu của ruột non có thể gây ra hiện tượng melena (xuất huyết đường ruột ). Do máu đi qua đường tiêu hóa, qua ruột non nên không phải là máu tươi.
Mụn cóc hậu môn: Mụn cóc hậu môn là bệnh hoa liễu, có thể gây kích thích và gây chảy máu. Những mụn cóc này thường xuất hiện dạng nhóm, không lớn hơn hạt đậu. Cũng giống như những vết nứt hậu môn, mụn có có thể gây chảy máu, làm cho phân có máu khi đi đại tiện.
Phòng tránh và điều trị bệnh điều trị
Khi phát hiện thấy trong phân có máu nên đi khám bác sĩ. Nếu mắc bệnh trĩ ngoại, có thể dùng kem kháng viêm và dùng chất làm mềm phân sẽ giúp giảm bệnh. Nếu mắc bệnh trĩ căng thẳng và phát sinh đau đớn, thì rất có thể có cục máu đông, cần được loại bỏ càng sớm càng tốt.
Bất kỳ nguyên nhân nào gây có phân trong máu cần được giải quyết sớm. Bác sĩ có thể dùng dụng cụ soi hậu môn để phát hiện nguyên nhân gây trĩ nội, nếu không tìm được nguyên nhân, thì tiến hành nội soi đại tràng.
Về điều trị, bác sĩ có thể sử dụng các giải pháp để ngăn chặn chảy máu cấp. Điều trị các vị trí gây chảy máu bằng dòng điện hay laser, hoặc băng dán hay kẹp để ngưng chảy máu. Nếu nội soi không kiểm soát việc chảy máu, có thể tiến hành chụp tia X động mạch, tiêm thuốc vào mạch để kiểm soát việc máu. Ngoài việc cầm máu tức thì, nếu cần, có thể điều trị tiếp để dứt điểm nguyên nhân. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và có thể bao gồm cả việc dùng thuốc như kháng sinh để điều trị H. pylori, thuốc giúp ngăn chặn axít dạ dày, hoặc kháng viêm điều trị viêm đại tràng. Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các bướu thịt hoặc các bộ phận ruột bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa, hoặc bệnh viêm ruột.
Ngoài các phương pháp trên, người bệnh cũng cần phải áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, giàu chất xơ để giảm táo bón và gây nứt hậu môn, liệu pháp ngồi trong bốn tắm ấm hoặc nóng cũng có tác dụng làm giảm các vết nứt hậu môn.
Trịnh Hải Yến
(Theo smart living network)