Những điều cần biết về trầm cảm sau sinh

1. Các bà mẹ mới sinh thường không nhận ra họ đang bị trầm cảm sau sinh (PPD)

Đây là một tình trạng khó hiểu với bà mẹ mới sinh khi họ bị PPD. Họ dường như không thích thú với vai trò làm mẹ. Vì vậy, khi trầm cảm lên tới đỉnh điểm, họ rơi vào trạng thái mất cảm giác rõ rệt và sự chán nản dần dần dẫn tới trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng điển hình là: cảm giác buồn bã, trống rỗng, tội lỗi, khó ngủ, xa lánh xã hội, sợ làm tổn hại bản thân và con. Nhưng ít khi họ được giúp đỡ.

 

 

2. Đôi khi họ cần được giúp đỡ nhưng không biết nhờ ai

Trong phần lớn các trường hợp, nếu kể các triệu chứng với bác sĩ hoặc thậm chí với bác sĩ phụ khoa, người phụ nữ sẽ nhận được lời khuyên là cần nghỉ ngơi đầy đủ hoặc giai đoạn này rồi sẽ qua. Nhưng thực tế cho thấy, điều này không dễ dàng. Không nhiều người khuyên họ nên gặp bác sĩ để xử lý tình trạng này. Điều đáng sợ là ngay cả khi các bà mẹ biết có chuyện gì đó không ổn xảy ra với mình, họ cũng không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ.

3. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm

Đó là sự thật. Phần lớn những người bị trầm cảm sau sinh đều sẽ giảm bớt triệu chứng, nhưng một số trường hợp không như vậy. Một số bà mẹ đã âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều năm. Điều này ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và cá nhân của họ.

4. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tới mối liên kết mẹ-con

Không phải tất cả các bà mẹ bị PPD đều gặp vấn đề về mối liên kết này hoặc trong việc chăm sóc con, nhưng nó cũng ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Nếu mẹ bị PPD nghiêm trọng, sẽ rất khó để cô ấy cảm nhận được mối liên kết mẹ-con này và chăm sóc con. Đây là lúc gia đình hoặc người xung quanh nên giúp đỡ cô ấy.

5. Thay đổi tâm trạng chỉ là một phần của PPD

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng thay đổi tâm trạng là phổ biến và đó là dấu hiệu duy nhất của trầm cảm sau sinh. Nhưng thực tế PPD bao gồm nhiều dấu hiệu khác từ lo lắng thái quá tới buồn rầu vì không thể chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Thay đổi tâm trạng chỉ là một phần của trầm cảm.

6. PPD có thể điều trị

PPD có thể được điều trị bằng trị liệu và đôi khi kết hợp với thuốc.

7. PPD không chỉ do thay đổi hormon

PPD không chỉ là do những thay đổi hormon hoặc mất cân bằng estrogen và progesteron. Mặc dù giảm hai loại hormon này gây ra những thay đổi hóa chất trong não dẫn tới lo âu, thay đổi tâm trạng và rất nhiều triệu chứng khác. Nhưng thiếu ngủ, sự phục hồi sau sinh (sinh mổ hoặc cắt tầng sinh môn), sự mệt mỏi và phải chăm sóc con thường xuyên cũng có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

Rate this post