Hành trình đi tìm phương pháp phòng ngừa ung thư
Sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái, sự nghiệp gắn bó với ngành Y của ông bắt đầu sau khi ông cùng gia đình đặt chân lên đất Mỹ năm ông 17 tuổi để theo đuổi ngành Sinh vật học tại Học Viện Công nghệ Masachusetts (MIT). Rất nhanh sau đó, ông đã quyết định sự nghiệp của mình sẽ đi theo lĩnh vực nghiên cứu về ung thư.
Ông đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho căn bệnh ung thư sau khi tối nghiệp MIT và làm việc tại Đại học Chicago với GS.Charles Huggins- người sau này đã dành giải Nobel Y học cho liệu pháp hormon điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sự chuyển biến kì diệu của những bệnh nhân sau khi được điều trị bằng kĩ thuật của GS. Huggins đã thôi thúc ông đi theo con đường này. Vào những năm 1940, trong khi ung thư được xem như một kẻ bất khả chiến bại thì công trình của GS Huggins đã đánh gục quan điểm đó. “Kể từ thời điểm đó, tôi đã tìm thấy mục tiêu để cống hiến cả cuộc đời mình cho nó”-GS Talalay kể lại.
Nhưng con đường mà GS chọn không giống như vị tiền bối của mình, sứ mệnh ông đặt ra cho mình là phải tìm ra phương pháp giảm thiểu nguy cơ ung bướu. Mỗi năm lại có thêm 10 triệu người mắc ung thư, và con số này tăng gấp đôi sau mỗi 20-25 năm. Mặc dù Y học đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư, nhưng điều đó không giúp gì cho việc làm giảm số ca mắc mới ung thư đang tăng lên từng ngày. Đã đến lúc chúng ta phải chủ động ngăn ngừa thay vì đợi mắc bệnh rồi mới điều trị.
Sự lựa chọn của GS Talalay đã gặp phải sự phản đối và chế giễu từ đồng nghiệp. “Họ nghĩ rằng tôi bị điên. Ung thư không phải là thứ có thể ngăn ngừa được trong mắt họ”- GS nói.
Bước đột phá khi tìm ra hoạt chất ngăn ngừa ung bướu
Gạt sang một bên những ý kiến trái chiều, GS Talalay và các cộng sự thuộc trường ĐH Y Johns Hopkins- nơi GS làm việc vẫn chuyên tâm vào nghiên cứu. Sau 20 năm miệt mài, đến năm 1992, phòng thí nghiệm của GS đã có một bước đột phá lớn. Họ đã phát hiện ra một hợp chất có khả năng ngăn ngừa ung bướu trong bông cải xanh được có tên là sulforaphane- phát hiện này đã được đăng trên trang nhất của tập chí The New York Times và được tờ Popular Mechanics xếp vào top 100 khám phá khoa học đột phá nhất thế kỉ 20.
P. Talalay đã công bố hơn 250 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế, ông được coi là người đi tiên phong trong cuộc chiến phòng ngừa ung bướu. Ngày càng có nhiều công nhận rằng việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác phải trở thành một chiến lược trung tâm trong quản lý y tế.
Tối ưu hóa hiệu quả của hoạt chất
Chưa dừng lại ở đó, GS Talalay và các cộng sự đã tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra, trong mầm cải xanh 3 ngày tuổi, hàm lượng sulforaphane cao gấp 20-50 lần bông cải xanh thường. Phát hiện này đã làm cho nhu cầu tiêu thụ mầm bông cải xanh tăng gấp đôi trên toàn nước Mỹ.
Tuy nhiên, để đưa được lợi ích của sulforaphane đến được với người tiêu dùng không phải là điều dễ dàng. Sulforaphane rất dễ bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ cao trong quá trình vận chuyển, khi đi vào đường tiêu hóa, chúng cũng dễ bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày.
Cuối cùng, các nhà khoa học thuộc đại học Y Johns Hopkin (Hoa Kì) đã nghiên cứu và tìm ra cách chiết xuất SFN bằng công nghệ ép lạnh siêu tới hạn, giúp giữ nguyên được hoạt tính và hàm lượng cao nhất. Hiện đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì, có tên thương mại là BroccoRaphanin.
Đọc thêm: Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước được chuyển giao hoạt chất ngăn ngừa ung bướu.