1. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất khiến mắt đỏ ngầu.Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em và xuất hiện do viêm kết mạc hay màng ngoài của nhãn cầu. Nếu trẻ bị viêm kết mạc nên tránh đưa trẻ đến trường vì viêm kết mạc có thể lây nhiễm.
2. Viêm màng bồ đào
Đây là tình trạng viêm lớp giữa của mắt giữa võng mạc và kết mạc. Các triệu chứng khác của viêm màng bồ đào gồm đau và nhìn mờ và nếu không được điều trị kéo dài, nó có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, nguyên nhân của viêm màng bồ đào vẫn chưa được làm rõ và các sĩ nhãn khoa cho biết nó có thể do tổn thương hoặc nhiễm trùng.
3. Loét giác mạc
Trong rối loạn mắt này, vết loét mở hình thành trên giác mạc, gây ra bởi sử dụng không đúng cách kính áp tròng hoặc do bị nhiễm trùng. Các triệu chứng khác gồm tiết dịch từ mắt, đau, sưng và mờ mắt.
4. Hội chứng mắt khô
Bạn có thể bị khô mắt khi mắt không sản xuất đủ nước mắt để bôi trơn. Trong một số trường hợp, nước mắt chất lượng kém cũng có thể gây khô mắt. Ngoài đỏ mắt, mắt có thể bị ngứa và nhạy cảm.
5. Do ngồi trước màn hình quá nhiều
Nếu bạn dành nhiều giờ ngồi trước máy tính, mắt bạn bắt đầu đỏ ngầu lên. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để phòng ngừa điều này và cố gắng chớp mắt thường xuyên hơn trong khi làm việc với máy tính. Ngoài ra cũng tránh dùng điện thoại quá nhiều để bảo vệ mắt.
6. Thường xuyên chạm vào mắt
Thói quen này có thể gây đỏ mắt và nhiễm trùng. Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm trang điểm cũng có thể gây kích ứng và nhiễm trùng mắt. Nếu bạn phải tẩy trang ở vùng mắt, hãy sử dụng giấy mềm và tránh chạm trực tiếp vào mắt.
7. Kính áp tròng
Đeo kính áp tròng trong thời gian dài và chăm sóc mắt không thích hợp trong khi sử dụng có thể gây đỏ mắt và kích thích mắt hoặc nhiễm trùng mắt do nấm.
8. Herpes
Herpes thị giác là một nhiễm trùng do vi-rút gây ra bởi vi-rút herpes týp 1 có thể gây sẹp giác mạc nesu không được điều trị trong thời gian dài. Ngoài đỏ mắt, các triệu chứng của nhiễm herpes mắt gồm sưng, đỏ, chảy nước mắt liên tục và nhạy với ánh sáng.
9. Dị ứng
Các hạt bên ngoài như bụi, phấn hoa, hóa chất và trong một số trường hợp thậm chí là dung dịch vệ sinh kính áp tròng có thể gây dị ứng ở một số người khiến mắt đỏ lên. Nếu bạn dễ bị đỏ mắt trong mùa nào đó, cần đi khám bác sĩ nhãn khoa.
10. Bệnh glôcôm
Cùng với đỏ mắt, nếu bạn bị đau trong mắt cùng với giảm thị lực và buồn nôn, đó có thể là dấu hiệu bệnh glôcôm. Các triệu chứng khác gồm nhìn thấy quầng sáng. Bệnh glôcôm cũng có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị.
11. Bơi
Nếu bạn đi bơi thường xuyên, clo và một số vi khuẩn trong nước bể bơi có thể là nguyên nhân gây đỏ mắt. Chăm sóc mắt bằng cách không đeo kính áp tròng khi bơi và đầu tư một đôi kính bơi.
12. Thiếu ngủ
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đỏ mắt. Nếu bạn chỉ ngủ 3 tới 4 tiếng mỗi đêm, bạn sẽ tỉnh giấc với đôi mắt đỏ. Nếu bạn không có các triệu chứng khác, ngủ đủ ít nhất 7-8 tiếng sẽ giải quyết được vấn đề.
13. Cảm lạnh và cúm
Nếu bạn đang bị cảm lạnh và cúm, mắt sẽ đỏ cho đến khi các triệu chứng như ho và hắt hơi giảm.
14. Thuốc nhỏ mắt
Nếu bạn có thói quen sử dụng thuốc nhỏ mắt nước muối, phụ thuộc vào nó thời gian dài, nó có thể gây tác dụng ngược và làm đỏ mắt.
15. Lẹo mắt
Lẹo mắt hoặc chắp ở mí mắt có thể khiến mắt bị đỏ, kích thích và cũng rất ngứa. Bạn có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách làm sạch phấn trang điểm trước khi đi ngủ và không thường xuyên chạm tay lên mắt.
BS Cẩm Tú/Theo THS