Theo Cục Y tế Dự phòng, 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Có đến 6 ca tử vong thuộc khu vực phía Nam, trong khi năm 2017 chỉ có một trường hợp tử vong do tay chân miệng và năm 2016 không có ca nào.
Bệnh do vi trùng đường ruột Ente’virus (EV71) và Coxcakieruses gây ra, chủ yếu lây theo đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Điều đáng lo ngại là năm nay, khoảng 21% trẻ mắc bệnh tay chân miệng năm nay do EV71 – Chủng virus dễ gây biến chứng nặng và tử vong nhất.
Dịch tay chân miệng có thể diễn biến phức tạp, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh. Do đó, phụ huynh nên nắm chắc các thông tin dưới đây để có hướng phòng ngừa và xử trí kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Virus tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa, các chất tiết từ mũi miệng, phân của trẻ bệnh. Để ngừa tay chân miệng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.
– Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng khi ở trong đợt dịch. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ; sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.
– Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, ngậm vú giả. Cắt móng tay và chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.
– Rửa sạch đồ chơi, sàn nhà, khăn mặt bằng xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng.
– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông ((sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn).
– Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh khác hoặc người nghi ngờ mắc tay chân miệng.
Ảnh: SignatureCare Emergency Center
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguy cơ lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng lúc trẻ hắt hơi, ho. Vì vậy ở lớp học, trẻ nhiễm bệnh dễ dàng lây lan cho nhiều bạn khác. Nếu nhiễm thì nên cách ly ở nhà, không tới trường trong vòng 10-14 ngày đầu. Ở Malaysia, 701 trường học và mầm non cũng đang đóng cửa để ngừa dịch bùng phát.
Virus tay chân miệng tồn tại 3-6 ngày trong cơ thể trẻ trước khi gây ra những triệu chứng đầu tiên. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại trong đường hô hấp của bé 1-3 tuần, trong phân vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, ngay cả khi khỏi bệnh, mẹ vẫn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé tiếp xúc nhiều với trẻ khỏe mạnh làm dịch nghiêm trọng hơn.
Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo dõi trẻ bệnh sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng… là những việc mẹ nên làm.
Theo dõi bệnh: Theo dõi cơn sốt của trẻ, cho uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ, chọn thuốc vị cam dễ uống nếu trẻ dễ nôn trớ. Liều đúng là 10-15 mg paracetamol trên 1 kg cân nặng mỗi lần, ví dụ, trẻ nặng 10-15kg sẽ dùng một gói thuốc hạ sốt Hapacol chứa 150mg paracetamol. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, tổng liều không quá 60mg/kg trong 24h. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng với paracetamol, cần dùng chế phẩm chứa ibuprofen.
Ảnh: MomJunction
Vệ sinh cơ thể: Tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm. Tránh bọc bé trong chăn kín, kiêng gió và ánh nắng mặt trời khiến bệnh nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước cũng hoàn toàn không nên, bởi chúng sẽ dần xẹp xuống và mất đi.
Dinh dưỡng: Trẻ loét miệng cần ăn thực phẩm mềm mịn, mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như cháo, sữa, sữa chua, nước ép hoa quả… Trẻ mắc chân tay miệng thường rất biếng ăn, nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít. Trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số cữ lên, vì mỗi lần bé bú ít đi. Sau khi ăn bé nên súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi 3- 4 giờ mới ăn bữa khác. Tránh thực phẩm cay, nóng, cứng; uống nước nóng hoặc quá lạnh đều làm tăng đau miệng, viêm loét.
Thăm khám y tế: Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Song cần đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 48 tiếng và không đáp ứng với thuốc hạ sốt chứa paracetamol, kèm quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình khi ngủ, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân…
Nếu để trễ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.
Nguồn Tổ chức Y tế Thế giới: http://www.un.org.vn/vi/feature-articles-press-centre-submenu-252/2055-information-sheet-from-who-on-hand-foot-and-mouth-disease
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433 Số Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng |