Lựa chọn thuốc trong điều trị chóng mặt

Cơ chế bệnh sinh chóng mặt

Thuốc điều trị chóng mặt thường bao gồm hai nhóm: chống chóng mặt và chống nôn ói. Thuốc chống chóng mặt có rất nhiều nhóm, trong đó thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay là nhóm kháng histamin, kháng cholinergic, benzodiazepines và betahistine. Theo quan điểm điều trị hiện nay, các thuốc chống chóng mặt nêu trên được chia thành nhóm ức chế tiền đình và nhóm hỗ trợ tiền đình. Bảng 1 bên dưới tóm tắc cơ chế tác dụng, liều, dược lý và các lưu ý sử dụng nhóm thuốc chống chóng mặt.

Bảng 1: Các nhóm thuốc chống chóng mặt thường được dùng trong điều trị chóng mặt.

Thuốc

Liều

Tác dụng phụ

Nhóm dược lý và các chú ý

Ảnh hưởng thai kỳ

Nhóm ức chế tiền đình

Dimenhydrinat

50mg mỗi 4-6 giờ

Buồn ngủ

Kháng histamin, kháng cholinergic, cẩn thận ở người bị u xơ tiền liệt tuyến

Nhóm B

Meclizin

25mg mỗi 4-6 giờ

Buồn ngủ

Kháng histamin, kháng cholinergic, cẩn thận ở người bị u xơ tiền liệt tuyến

Nhóm B

Diazepam

5mg 1-2 lần/ngày

Buồn ngủ

Benzodiazepam, dễ lệ thuộc thuốc

Nhóm D

Cinnarizine

25mg 1-3 lần/ ngày

Buồn ngủ

Ngoại tháp

Kháng histamin, ức chế canxi

Nhóm C

Nhóm hỗ trợ tiền đình

Betahistine

48mg chia 2 hoặc 3 lần/ngày

Rối loạn tiêu hóa nhẹ

Đồng vận histamin

Nhóm B

Ảnh hưởng thai kỳ xếp từ A (không hại đến thai, có thể sử dụng) đến D (không được dùng vì ảnh hưởng thai)

Nhóm thuốc ức chế tiền đình (kháng histamin, kháng cholinergic, benzodiazepines) là nhóm thuốc có tác dụng ức chế toàn bộ hệ thống tiền đình cả bên bình thường và bên bệnh lý thông qua hoạt động ức chế histamin và acetylcholine, những chất dẫn truyền kích thích tiền đình, nhanh chóng làm giảm triệu chứng chóng mặt xoay tròn, nhưng người bệnh đi lại sinh hoạt rất khó khăn do mất đi sự thăng bằng. Do đó nhóm thuốc ức chế tiền đình chỉ nên sử dụng ngắn trong vòng 1-3 ngày đầu bị chóng mặt.

Nhóm hỗ trợ tiền đình (betahistine) là nhóm thuốc có tác động đồng vận histamin kèm tăng tưới máu tai trong (nơi có chứa hệ thống tiền đình ngoại biên), giúp hoạt động của bên tiền đình bị bệnh phục hồi từ từ, làm người bệnh cải thiện triệu chứng chóng mặt từ từ và cải thiện luôn sự thăng bằng, giúp tái hòa nhập cuộc sống sớm (3,4). Nhóm thuốc betahistine sẽ có hiệu quả điều trị cao khi kết hợp thuốc với các bài tập phục hồi tiền đình (1,2). Các nghiên cứu hiện nay ghi nhận liều betahistine 48mg/ngày sẽ giúp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nhóm chống nôn ói giúp giảm sự khó chịu của người bệnh bị chóng mặt vì chóng mặt thường đi kèm nôn ói. Các thuốc chống nôn hay dùng trong chóng mặt bao gồm diphenhydramine, metoclopramide,…

Nhóm thuốc ức chế tiền đình

Nhóm thuốc hỗ trợ tiền đình

Cơ chế tác động của hai nhóm thuốc ức chế và hỗ trợ tiền đình

TS. BS. Trần Công Thắng, Giảng viên Bộ môn Thần Kinh học, ĐHYD TP.HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Rate this post