Nhiều khi cháu đi học bán trú tôi cũng phải đón về nhà vì sợ trưa ngủ ở trường cháu đái dầm. Xin hỏi vì sao trẻ đái dầm, tôi cần làm gì để cháu hết đái dầm?
Phạm Ngọc Thành (ngocthanh @gmail.com)
Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này thường xảy ra vào ban đêm. Vào tuổi lên 5, đa số trẻ em đã có thể giữ được mình khô ráo cả ban ngày lẫn ban đêm. Nếu khi lên 7 tuổi trẻ bị đái dầm thì có thể coi là bất thường. Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm. Chứng đái dầm ở trẻ nhỏ thường được chia ra làm 2 loại: Đái dầm tiên phát: tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm khoảng 90% các ca bệnh đái dầm; Đái dầm thứ phát: có một khoảng thời gian trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại mắc chứng đái dầm; Do di truyền…
Để khắc phục chứng đái dầm ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: Đái dầm không phải do lỗi của trẻ, vì thế cha mẹ không nên mắng mỏ, chế giễu hay chê bai trẻ; Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ tự chủ được và không đái dầm; Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt. Cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là xem nó như một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh và không dồn sự chú ý quá nhiều. Khi trẻ đái dầm nên đưa trẻ đi khám về thân thể trước xem có phải vì nguyên nhân về mặt sinh lý không. Rồi sau đó mới đưa đến gặp bác sĩ tâm lý để có phương pháp trị liệu.
BS. Vũ Ngọc Anh