Nguyễn Thị Luyến ([email protected])
Rất nhiều bệnh có biểu hiện chóng mặt, trong đó các bệnh liên quan tới hệ tim mạch phải kể đến là: thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não do tổn thương hệ tuần hoàn đốt sống – thân nền, hạ huyết áp, tăng huyết áp, xơ hoá mạch máu, các bệnh về tim mạch, hẹp quai động mạch chủ, rối loạn thần kinh tim, phồng động mạch cảnh… Tuy nhiên, cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính mà mọi người thường gọi như một trạng thái bệnh lý chung chung là rối loạn tiền đình – nguyên nhân thường gặp nhất của chóng mặt tiền đình ngoại biên, chiếm từ 80% bệnh nhân chóng mặt.
Về điều trị: cơ bản là điều trị theo nguyên nhân, trước một bệnh nhân chóng mặt ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Nếu chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thì bệnh nhân nên tự tập nằm nghiêng một bên, đợi cho hết chóng mặt khoảng 30 giây rồi chuyển sang bên kia. Làm cho đến khi hết chóng mặt thì thôi. Nghỉ 3 tiếng đồng hồ rồi lại tập tiếp, tập 2 ngày liền. Tập luyện thể thao thường xuyên như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, hạn chế tình trạng căng thẳng, tránh những chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… Nếu có những triệu chứng như đau đầu dữ dội, nhìn mờ, mất thính lực, nói đớ, yếu và tê tay chân, mất ý thức, đau ngực hay tim đập nhanh chậm bất thường thì cần đến ngay các cơ sở y tế khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
BS. Vũ Hồng Ngọc