Hạn chế cho con ăn bé vẫn béo phì

Hiện tại, bữa sáng bé ăn một bát con cháo rồi đi trẻ. Bữa trưa các cô bảo bé ăn hết suất, không đòi thêm. Bữa tối tôi cắt nhỏ rau trộn với cơm cho bé ăn gần miệng bát con, thịt cá trứng nói chung chỉ có một chút. Mỗi ngày bé uống thêm 2 hộp sữa tươi 180 ml, hoặc một hộp sữa tươi, một hộp sữa chua. Tôi không biết nên điều chỉnh chế độ ăn cho con như thế nào để bé không tiếp tục tăng cân nữa. Mong được bác sĩ tư vấn. (Linh Nga)

beankhoe-5075-1420071307.jpg

Ảnh minh họa: Bbc.com.

Trả lời

Chào bạn,

Do bạn không cung cấp thông tin bé nhà bạn được bao nhiêu tuổi, nên tôi không biết bé nhà bạn có béo phì không. Bé gái cân nặng 22,5 kg tương đương với bé khoảng 7 tuổi. Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu nhất là năng lượng từ chất béo. Tuy nhiên ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Trong trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem TV, đọc chuyện, chơi điện tử… mà ít luyện tập thể dục thể thao.

Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đồng thời, các cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ… hạn chế xem TV, chơi điện tử. Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường

Rate this post