Giữ trẻ an toàn trong dịp hè

Kỳ I: Phòng ngừa tai nạn như thế nào?

Những tai nạn rình rập

Theo thống từ Ban Chỉ đạo chương trình phòng chống tai nạn
thương tích (TNTT) trẻ em của TP.HCM cho thấy: tỉ lệ tử vong do TNTT  ở trẻ em gia tăng liên tục từ 0,17% lên đến
0,25% trong vòng hơn 5 năm qua.

Đuối nước: được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh
giúp các bạn nhỏ có được những phút giây thật thư giãn sau những tháng ngày học
tập căng thẳng. Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát chặt chẽ từ người lớn khi
trẻ em bơi lội, chơi đùa trong ao, hồ, sông, suối, bể bơi… thì khả năng các em
bị đuối nước là điều khó tránh. Theo số liệu từ Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
tỉ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam
cao nhất trong khu vực và gấp 10 các nước phát triển.

Phỏng ở trẻ em: tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, các bạn nhỏ
có thể bị phỏng từ chính những tác nhân gây phỏng trong nhà như nước sôi, dầu
ăn, cháo nóng, bàn ủi, hóa chất, pô xe… Lại được đặt ngay trong tầm với của
trẻ, nên việc trẻ bị phỏng là điều khó tránh. Khảo sát gần đây cho thấy, trong
số những trường hợp nhập viện do phỏng thì có đến 50% số ca phỏng xảy ra ở trẻ
dưới 5 tuổi, bé trai bị phỏng nhiều hơn bé gái và phỏng xuất hiện quanh năm.
Các trường hợp phỏng thường xảy ra tại nhà, ở khu nhà bếp từ 8 – 10 giờ sáng
hoặc chập choạng tối, do người lớn bất cẩn để trẻ chơi đùa một mình vì bận rộn
nấu nướng hoặc lo bữa điểm tâm cho gia đình.

Giữ trẻ an toàn trong dịp hè 1

Không nên cho trẻ chơi đùa
và lại chỗ đang nấu nướng, nhất là lúc nướng cồn như ở trường hợp được minh họa
ở trên

Động vật hoặc côn trùng cắn: mùa nghỉ hè cũng là dịp các em
được về quê nội/ngoại để tận hưởng những giây phút dã ngoại với bao nhiêu điều
thú vị chờ đón, nếu không cẩn thận việc chơi đùa quá trớn có thể làm các em gặp
nguy hiểm như bị rắn cắn, ong đốt, chó dữ tấn công… Báo cáo thống kê tại Tiền
Giang cho thấy TNTT nổi cộm ở trẻ dịp hè là bị chó cắn, rắn độc cắn. Tổng số
trường hợp trẻ em bị rắn cắn, chó cắn được xếp vào hàng thứ 2 sau tai nạn giao
thông. Trẻ bị rắn cắn hoặc ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn
đến tử vong.

Trẻ bị té ngã hoặc bị tai nạn giao thông: trẻ em vô cùng
hiếu động, đây là lý do trẻ nhỏ nào cũng đã từng bị té ngã từ một lần đến nhiều
lần. Một số chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng,
nhưng đôi khi trẻ cũng bị chấn thương nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Trẻ rất
thích khám phá và bắt chước người lớn như thích leo cầu thang, leo cửa sổ, đứng
trên ghế hoặc đồ vật, bò hoặc chạy nhảy trên giường ngủ, đi ra ban công, chơi
trên võng, nơi trơn trợt trong nhà tắm… Nếu người lớn không trông coi trẻ cẩn
thận thì trẻ sẽ dễ gặp tai nạn té ngã. Vào dịp hè, trẻ thường xuyên di chuyển
cùng cha mẹ trên xe gắn máy để thưởng ngoạn những ngày hè, nếu không chú ý giữ
trẻ an toàn khi ngồi trên xe máy nhất là việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ theo quy
định, khi xảy ra tai nạn trẻ có thể gặp những hậu quả khôn lường. Số liệu báo
cáo từ 54 tỉnh thành của Bộ Y tế cho thấy, gần 50% số trẻ em bị chấnthương não
do không được đội mũ bảo hiểm.

Những biện pháp phòng tránh

Phòng đuối nước: phải có sự giám sát chặt chẽ của người lớn
mỗi khi trẻ tiếp xúc với nguồn nước như ao, hồ, sông, suối, bể bơi… Các vật
dụng chứa nước nên đậy thật kỹ, tốt nhất là không nên trữ nước trong nhà khi
không thật cần thiết.

Phòng ngừa phỏng cho trẻ em: giúp trẻ tránh xa các tác nhân
gây bỏng bằng cách không nên cho trẻ chơi đùa gần bếp. Bếp nấu ăn nên đặt ở vị
trí cao, khi nấu ăn không nên cho trẻ luẩn quẩn trong bếp. Nấu ăn xong, những
món sôi nóng cần để xa và cao khỏi tầm với của trẻ.

Phòng động vật, côn trùng cắn: khuyên trẻ không nên leo trèo
phá phách trên cây để ngừa ong đốt, không nên chơi đùa ở những nơi có nhiều bụi
rậm hoặc thọc tay vào trong hang, lỗ không an toàn để ngừa rắn độc cắn, nhất là
không nên chọc phá hoặc đến gần nơi có thú dữ như chó, mèo, gấu, khỉ…

Phòng tránh té ngã và tai nạn giao thông: tốt nhất trẻ nhỏ
phải luôn được người lớn chăm sóc và để mắt theo dõi mỗi khi trẻ ăn, ngủ, chơi
đùa. Khi chở trẻ nhỏ lưu thông trên đường, cần thắt dây an toàn, che chắn cẩn
thận, lưu thông với tốc độ vừa, tuyệt đối không uống bia, rượu. Trẻ em từ 6
tuổi nên đội nón bảo hiểm khi cùng tham gia giao thông trên đường phố để bảo
đảm sự an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những thương tổn do tai nạn giao
thông gây ra.

KỲ II: PHÒNG BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ

ThS.BS. ĐINH THAC

Rate this post