Dị ứng với chất bảo quản thực phẩm

(Đỗ Đình Phú – Hậu Giang)

Từ lâu, người ta đã biết việc thêm chất chứa sulphite vào thức ăn sẽ làm chúng tồn tại lâu hơn và giữ được màu cũng như hương vị. Sulphite sẽ giải phóng chất khí sulphur dioxide, nó gây ra tình trạng kích ứng đường hô hấp và co thắt. Có ít hơn 2% dân số được tin là nhạy cảm với sulphite nhưng ở người bị hen suyễn thì tỉ lệ này cao hơn (5 – 13%).

Ở một số nước thì sulphite được xem như chất dị ứng tiềm tàng và phải được ghi trên nhãn thực phẩm hoặc thức uống nếu có chứa trong thành phần. Sulphite, bao gồm sulphur dioxide (SO2) là chất bảo quản thực phẩm chính được dùng để ngăn chặn sự thay đổi màu thực phẩm. Ở Nam Phi, sulphur dioxide thường được dùng trong bảo quản trái cây khô. Sulphite cũng được dùng rộng rãi trong rượu vang, bia và thức uống có cồn. Thuốc và mỹ phẩm cũng có chứa sulphite. Những loại thực thẩm thường chứa sulphite bao gồm: các loại bánh, nước trái cây, nước uống và rau quả đóng hộp, dưa món, khoai tây chiên… Các loại sulphite thường được đưa vào thực phẩm: sulphur dioxide, potassium bisulphate, potassium metabisulphate, sodium bisulphite, sodium dithionite, sodium metabisulphite, sodium sulphite and sulphurous acid.

Một nghiên cứu năm 2009 về tác động lâm sàng của chất bảo quản sulphite cho thấy có rất nhiều triệu chứng: viêm da, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, giảm huyết áp, đau bụng, tiêu chảy, phản ứng suyễn  (phần lớn các nghiên cứu tường trình tỉ lệ 3 – 10% sự nhạy cảm trong nhóm người bị hen suyễn sau khi ăn thực phẩm chứa sulphite) và phản ứng phản vệ. Theo các chuyên gia thì ngoài triệu chứng cấp tính biểu hiện, sulphite còn có thể gây tác động lâu dài như tình trạng bệnh mãn ở ngoài da và hệ hô hấp. Có một số giả thuyết đặt ra nhưng vẫn chưa rõ ràng khi xác định nguyên nhân thật sự của sự nhạy cảm sulphate là gì.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Rate this post