Đại tiện ra máu có đáng lo ngại?

Máu lẫn cùng phân hay ở đầu phân. Đây là những chi tiết giúp bác sĩ xác định máu xuất phát từ đâu. Nếu máu có màu đỏ tươi hoặc nâu sẫm trên bề mặt, bạn có thể bị nứt hậu môn (một vết rách nhỏ) xảy ra khi phân to và cứng đi qua. Mặc dù chúng có thể gây đau, nhưng những vết nứt này không đáng lo ngại và sẽ liền trong vài tuần. Nếu nứt hậu môn không khỏi trong 6 tuần có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Máu trên phân hoặc chảy máu trong hoặc giữa lúc đại tiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bạn có thể bị trĩ do nhiều nguyên nhân gồm rặn khi đại tiện, táo bón hoặc mang thai, khi tăng áp lực lên tĩnh mạch.

Trĩ thường có thể ít ảnh hưởng, chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn uống như uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để làm mềm phân. Trong khi đó, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kem hydrocortisone không kê đơn để giảm sưng và ngứa.

 

Tuy nhiên, ra máu đỏ hoặc sẫm hoặc trộn lẫn với phân có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư đại tràng hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Loại viêm ruột phổ biến nhất là bệnh Crohn, tình trạng viêm ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa và viêm loét đại tràng, trong đó viêm đặc biệt ảnh hưởng tới niêm mạc đại tràng và trực tràng. IBD cũng gây đau bụng, sốt, giảm cân. Các triệu chứng IBD nhẹ có thể được kiểm soát bằng thuốc kết hợp với tránh một số loại thực phẩm (gồm những loại chứa nhiều chất béo và chất xơ, sữa), ăn bữa nhỏ hơn và ăn nhiều bữa, uống nhiều nước và tập luyện.

Trong trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật hoặc bổ sung thuốc.

Những người bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràngcao hơn , đó là lý do tại sao bạn cần thông báo với bác sĩ tình trạng đại tiện ra máu để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

 

 

 

BS Tuyết Mai

(Theo Health.com/ Univadis)

Rate this post