Củ khoai tây và những kiến thức cần biết trong chế độ ăn kiêng

Khoai tây là một loại rau củ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó được trồng rộng rãi và là một trong những thực phẩm rẻ nhất được tiêu thụ trên khắp thế giới. Khoai tây thuộc chi Solanum tuberosum, họ Solanaceae.

Cây khoai tây phát triển có chiều cao khoảng 30 cm và có rất nhiều củ dưới lòng đất. Củ thường có hình tròn và hình bầu dục nhưng có kích thước khác nhau. Thịt của nó có màu kem sáng, màu hồng đỏ, hoặc màu nâu đỏ tùy thuộc vào từng giống và loại đất trồng có độ ẩm khác nhau. Khoai tây rất dễ chế biến và có mùi vị đặc trưng.

Khoai tây có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng tự nhiên ở khoai tây giúp cơ thể duy trì sức khoẻ nếu bị tiêu hao năng lượng. Dưới đây là các thông tin về hàm lượng dinh dưỡng:

 

khoai tây và những điều cần biết trong ăn kiêng

Khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

 

Dinh dưỡng

Với 300 gram khoai tây luộc cả vỏ, chứa 261 calo, 0.3 gram chất béo và 5.6 gram protein cùng với hàm lượng chất xơ là 5,4 g, chất bột đường là 2,6 gam. Nhưng nếu bạn gọt vỏ trước khi nấu, sẽ làm mất 0,5 gram protein, tuy nhiên, lượng calo và chất béo vẫn giữ nguyên.

Vitamin

Khoai tây luộc có rất nhiều vitamin B phức (B – complex). Vitamin này có thể giúp hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin B – complex cũng giúp phá vỡ carbohydrate và chất béo từ thực phẩm bạn ăn và có thể chiết xuất năng lượng từ protein. Một miếng khoai tây luộc chín trung bình sẽ đáp ứng được một nửa nhu cầu vitamin B-6 hàng ngày của cơ thể. Bổ sung khoảng 30% nhu cầu hàng ngày lượng niacin và thiamin. Khoai luộc cũng chứa khá nhiều vitamin C. Nhưng nếu khoai tây bị cạo vỏ trước chế biến, lượng vitamin C sẽ bị hao hụt một nửa.

 

Khoai tây luộc có nhiều vitamin B

Khoai tây luộc có nhiều vitamin B

 

Khoáng chất

Khoai tây chứa các khoáng chất như phốt pho, kali và magiê cùng với sự hiện diện của một số loại khoáng chất khác giúp xây dựng các mô thần kinh, chức năng cơ và sức khoẻ xương. Ăn nhiều khoai tây luộc  có thể đáp ứng được ¼ nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Khoai tây luộc sơ cũng có thể đáp ứng 20% nhu cầu magiê và phốt pho hàng ngày.

Khoai tây luộc trong chế độ ăn kiêng để giảm cân:

Có rất nhiều cách và công thức trong chế độ ăn uống để giảm cân. Một trong những yếu tố cơ bản nhất là lượng thức ăn hàng ngày tiêu thụ. Nếu khoai tây luộc được áp dụng với chế độ ăn kiêng, bạn sẽ thu được những lợi ích sau đây:

Loại bỏ chất béo

Khoai tây có thể hỗ trợ giảm cân. Điều này là do thành phần trong khoai tây có khả năng hấp thụ chất béo, sau đó loại bỏ nó qua đường tiêu hóa.

Kiềm chế cơn đói

Khoai tây có hàm lượng carbohydrate tương đối cao. Điều này làm cho một người áp dụng chế độ ăn kiêng sẽ chịu được đói lâu hơn. Tốt nhất là bạn ăn khoai tây nướng hoặc luộc để giảm thiểu chất béo do chiên, xào.

Cung cấp năng lượng

Năng lượng thu được từ việc ăn khoai tây sẽ giúp ích trong chương trình chế độ ăn kiêng của bạn. Điều này sẽ bù đắp lượng tiêu hao khi bạn thực hiện một số bài tập.

Không dễ dàng bị thực phẩm khác cám dỗ

Không chỉ chịu được đói, lượng calo cao trong khoai tây sẽ khiến bạn không bị cám dỗ bởi các loại thực phẩm khác. Lý do đó là tinh bột của khoai tây đã tiêu thụ sẽ làm đầy dạ dày của bạn.

Tạo thuận lợi cho hệ tiêu hoá

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai tây sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và hiệu quả trong quá trình ăn kiêng.

Giữ dáng

Hàm lượng vitamin B6 và vitamin C chứa trong khoai tây sẽ giúp cơ thể bạn tươi trẻ và thon thả bởi vì ngoài carbohydrate, cơ thể vẫn cần bổ sung vitamin.

Vượt qua cơn đói

Khoai tây chứa đủ nước. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua cơn đói, vì thế chương trình ăn kiêng vẫn có thể vận hành một cách trơn tru.

Mai Hương

(Theo Health-benefits)

Rate this post