Đau thần kinh tọa (ĐTKT) có nguyên nhân từ sự chèn ép các rễ của dây thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh chạy từ thắt lưng, xuống mông rồi xuống bàn chân và ngón chân. Do đó, trong ĐTKT, bệnh nhân sẽ đau một phạm vi rộng dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Hội chứng cơ tháp thì hiếm gặp, nhưng cũng gây ra bởi sự chèn ép. Cơ tháp là một cơ phẳng ngay phía trên mông. Khi cơ này co thắt và bó chặt dây thần kinh hông to, gây ra triệu chứng như ĐTKT. ĐTKT thường gây ra do thoát vị đĩa đệm chèn ép, còn bệnh này do cơ thang co thắt, nó có thể gây ra nhầm lẫn. Mặc dù có tên “giả ĐTKT”, nhưng thực ra đau không phải là “giả”. Ở đây dây thần kinh hông to cũng bị chèn ép, cơn đau cũng giống như thật và chỉ khác về nguyên nhân.
Chẩn đoán và nhận biết
Có 2 nghiệm pháp đơn giản có thể phân biệt giữa 2 hội chứng. Các nghiệm pháp này chỉ thực hiện được khi bệnh nhân chỉ có 1 trong 2 hội chứng.
Nghiệm pháp thứ nhất: từ tư thế ngồi, cho bệnh nhân duỗi thẳng chân đau, để chân đau song song với sàn nhà. Nếu các triệu chứng tăng lên, có thể chẩn đoán đó là ĐTKT.
Chứng giả đau thần kinh tọa có triệu chứng giống đau thần kinh tọa.
Nghiệm pháp thứ hai: được thực hiện theo hai bước. Bệnh nhân tiếp tục ở tư thế ngồi trên ghế, nâng đầu gối bên đau lên về phía vai cùng bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng rất nhiều, trong những trường hợp đau nặng thì thậm chí bệnh nhân không làm động tác này được. Tiếp theo sau đó, bệnh nhân đưa đầu gối về phía vai bên đối diện, nếu bệnh nhân thấy đau tăng lên điều đó cho phép gợi ý chẩn đoán hội chứng cơ tháp.
Các triệu chứng của chứng giả ĐTKT rất giống với ĐTKT thông thường: đau và buốt lan dọc theo chiều dài của dây thần kinh, từ mông đến chân. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, và có thể dữ dội hơn khi bệnh nhân đang ngồi, hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài. Sự khác biệt chính giữa ĐTKT và hội chứng cơ tháp là nó thường gây ra đau dữ dội hơn ở hông, đến mức mà nó có thể gây ra đi khập khiễng hoặc có khó khăn khác trong đi lại. Ngược lại, những người giả ĐTKT thường không có cơn đau ở đùi.
Chứng giả ĐTKT có thể được gây ra bởi tư thế bất lợi hoặc bài tập liên quan đến chấn thương. Điều này khác hẳn các nguyên nhân gây ĐTKT thông thường, đó là do thừa cân hoặc ít hoạt động. ĐTKT cũng có thể là một tác dụng phụ của thai kỳ. Chứng giả ĐTKT cũng có thể được gây ra bởi ngồi quá lâu trước máy tính với đầu nhô ra để nhìn vào màn hình; lạm dụng cơ bắp, như trong khi cha mẹ liên tục nâng một đứa trẻ đặt vào chỗ ngồi ở phía sau xe hơi. Nam giới cũng có thể xuất hiện hội chứng này do ngồi lâu trên ghế cứng với một chiếc ví trong túi sau.
Điều trị như thế nào?
Các lựa chọn để điều trị hội chứng cơ tháp nói chung là tương tự như các biện pháp có sẵn cho đau thần kinh tọa thông thường. Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Ngoài ra có những bài tập mà bệnh nhân có thể thực hiện để giúp giảm đau và giảm bớt chèn ép dây thần kinh do cơ tháp gây ra:
Kéo căng chân và đầu gối: một trong những cách đơn giản nhất và dễ nhất để giảm đau là kéo căng chân. Bệnh nhân nằm trên sàn, hai chân thẳng, kéo một đầu gối lên đến ngực, ôm giữ nó. Sau đó từ từ di chuyển đầu gối đó về phía vai bên đối diện, để chân của bệnh nhân được trải dài trên cơ thể theo đường chéo. Bệnh nhân có cảm thấy căng ở hông và mông. Giữ căng trong vài giây, lặp lại kéo căng chân ở phía bên kia.
Tập yoga: một bài tập yoga có tên gọi là Parivrtta Trikonasana, còn được gọi là tam giác tròn xoay, có thể kéo căng cơ tháp. Bài này cho phép tăng một chút cường độ căng chân và điều quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bệnh nhân cố gắng thực hiện.
Để thực hiện động tác này, hãy thực hiện động tác đẩy lên với cánh tay thẳng. Nhấc mông về phía trần nhà, tạo ra tư thế chữ “V” ngược. Bước chân phải của bệnh nhân lên giữa bàn tay. Giữ tay trái trên mặt đất, xoay ngực về phía trần nhà, đưa cánh tay thẳng lên trên đầu để nó chỉ lên trần nhà. Không hỗ trợ cơ thể với cánh tay trái, chứ không phải hỗ trợ nó với các cơ bắp ở lưng. Tư thế này có nghĩa là để kéo dài lưng và mông, vì vậy điều quan trọng là bệnh nhân sử dụng cơ bắp. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó quay trở lại tư thế bò và lặp lại với chân đối diện.
BS. Mai Trung Dũng