Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
– Luôn luôn cho trẻ ngồi trên chiếu, mền, đệm… (không cho trẻ ngồi trên nền nhà lạnh lẽo).
– Nếu bé sổ mũi, hãy hút mũi bé cho sạch, hoặc xịt nước muối biển để bé xì mũi ra (luôn giữ cho mũi sạch và khô, điều này có ích với cả người lớn).
– Massage thật nhiều phần sau gáy và lòng bàn chân.
Khi bé bị sổ mũi, giữ ấm cho bé là rất quan trọng. Các bước nêu trên đều để giúp bé giữ ấm cơ thể. Nếu giữ được như thế trong một thời gian nhiều ngày, bạn sẽ thấy là không cần uống thuốc, bé cũng hết sổ mũi. Và khi không sổ mũi thì sẽ không có nước mũi chảy vào trong cuống họng, vốn gây ngứa và làm bé ho. Hãy cho bé uống nhiều nước để dễ dàng xì mũi hoặc hút mũi.
Nếu không bị nghẹt mũi, bé sẽ ăn uống dễ dàng hơn. Khi sổ mũi mà bị ép ăn hoặc uống, bé dễ bị nôn ói vì không còn đường để thở, hoặc bé có nhu cầu khạc nước mũi (đờm) trong cổ họng ra, kéo theo cả thức ăn ra ngoài.
Hãy cho bé uống thật nhiều sữa và nước trái cây để tăng sức đề kháng. Đây chính là yếu tố quan trọng để vượt qua bệnh tật.
Ngoài ra, nếu bị cảm, bạn hãy nấu một nồi cháo, sau đó băm thịt hoặc cá, kèm tỏi tươi băm nhuyễn thật nhiều (khoảng 1 củ cho một nồi cháo 3 tô) thả vào, đun sôi trở lại. Ăn cháo khi còn nóng. Uống thêm nước trái cây và ly sữa. Hãy cố gắng ăn no, sau đó ngủ một giấc, thức dậy bạn sẽ thấy khỏe ngay.
Kinh nghiệm của độc giả Trần Thị Ngọc Diệp