Gút là một bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng axít uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.
Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh gút
– Do tăng sản xuất axít uric nội sinh.
– Do giảm đào thải axít uric ở thận.
– Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
Nguyên tắc ăn điều trị bệnh gút
Chế độ ăn cho người mắc bệnh gút cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng. Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm. Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu… Người bị bệnh gút.
– Bổ sung 500 – 1.000mg vitamin C hàng ngày.
– Uống nhiều nước để tăng đào thải axít uric, nên uống nước khoáng kiềm.
– Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoăc hầm (nhiều nước), nhất là với thịt, hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin trong nước.
– Bệnh nhân cần được kiểm soát cân nặng, không bị thừa cân, béo phì, nhưng cũng không để bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
Lượng muối nhỏ hơn 4g/ngày.
ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN