Chăm sóc dinh dưỡng sau ghép thận

Để có kết quả ghép thận tốt nhất, cần chú ý tới giai đoạn trước ghép với những yếu tố tiên tượng ngoại khoa bao gồm tình trạng dinh dưỡng của người chuẩn bị ghép. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường gặp tình trạng suy dinh dưỡng do những nguyên nhân:

Thay đổi chất dinh dưỡng: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, chuyển hóa dinh dưỡng không bình thường và mất do thẩm tách các chất dinh dưỡng như protein, acid amin và các vitamin hòa tan trong nước.

Ốm đau liên tục: như liệt nhẹ dạ dày của bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến làm giảm lượng thức ăn đưa vào.

Người mới ghép thận cần 1,3 -1,5g protein/kg cân nặng/1 ngày và nên chế biến thành các món cháo, súp để dễ hấp thu.

Chức năng nội tiết và chuyển hóa nội tiết không bình thường như ở bệnh cường tuyến cận giáp.

Những độc đố của urê huyết có thể gây thay đổi kết tủa protein hoặc hoạt động của một số enzym.

Ngay sau khi được ghép thận là thời kỳ nhạy cảm về tiên lượng cho cả bệnh nhân và thận ghép. Chế độ ăn vào giai đoạn này (giai đoạn sau ghép cấp) không cần thiết phải bắt đầu bằng nuôi nhân tạo vì chức năng ruột hồi phục nhanh và bệnh nhân có thể ăn bằng đường miệng. Có thể làm chậm hội chứng Cushing bằng chế độ ăn tăng protein. Mặc dù thực tế chức năng thận hồi phục nhanh nhưng tình trạng suy dinh dưỡng hồi phục rất chậm. Năng lượng ăn nên đạt 30 – 35kcal/kg/ngày và điều chỉnh đối với bệnh nhân suy dinh dưỡng hay béo phì. Đối với trường hợp bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng, nếu cần thiết phải hỗ trợ dinh dưỡng. Điều chỉnh glucose máu tối ưu cho bệnh nhân đái tháo đường và bắt buộc phải bỏ thuốc lá. Kiểm soát năng lượng ăn vào cho bệnh nhân béo phì. Chú ý điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Protein ăn vào là 1,3 – 1,5g/kg cân nặng lý tưởng/ngày hoặc có thể cao hơn khi bệnh nhân có nhu cầu chuyển hóa cao. Cho phép chế độ ăn có hàm lượng phosphat cao ngay sau ghép vì mức độ phosphorus trong huyết tương thường thấp (chú ý lượng magie có thể được bồi phụ do dùng thuốc cycloporin).

 

PGS.TS. Trần Minh Đạo

Rate this post