Hệ hô hấp | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 07 Nov 2018 17:10:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Hệ hô hấp | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ Wed, 07 Nov 2018 17:10:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất [...]

The post 5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người cao tuổi, do niêm mạc quá nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dị ứng phế quản, hen phế quản. Người dễ bị bệnh là có cơ địa nhạy cảm, làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ở trẻ còn kèm các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy.

– Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

– Ho khan, đau họng và khạc đờm kéo dài.

– Mất mùi, mất vị giác. 

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt, ngứa mắt, đau mắt. 

– Cảm giác giống người bị cảm cúm lâu ngày. 

– Hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím. 

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng 

– Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.

– Khi đi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cần đeo khẩu trang.                  

– Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nhất là khi gia đình có người bị bệnh dị ứng.

– Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình như tôm, cua, ốc. 

Cao Khẩm

The post 5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Khi nào người bị ho kéo dài cần đi khám bác sĩ? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-nguoi-bi-ho-keo-dai-can-di-kham-bac-si-2910/ Thu, 19 Jul 2018 01:48:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-nguoi-bi-ho-keo-dai-can-di-kham-bac-si-2910/ Sau đây là một số trường hợp cần đi khám bác sĩ:  – Đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ bị bệnh phổi như: có [...]

The post Khi nào người bị ho kéo dài cần đi khám bác sĩ? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
dd

Sau đây là một số trường hợp cần đi khám bác sĩ: 

– Đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ bị bệnh phổi như: có tiền sử ung thư phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn (COPD), là người từng hoặc đang hút thuốc.

– Ho kéo dài 6 tuần. Khi này, nguyên nhân gây ho có thể là bệnh hen tiềm ẩn, chứng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, thậm chí là hiệu quả phụ của một số thuốc.

– Có sự thay đổi màu sắc đờm. Đờm lẫn máu cần được kiểm tra ngay, nhất là nếu bạn thấy đau ngực.

Thu Thủy (theo HealthScout)

The post Khi nào người bị ho kéo dài cần đi khám bác sĩ? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Trẻ ho kéo dài do khuẩn Mycoplasma pneumoniae http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-ho-keo-dai-do-khuan-mycoplasma-pneumoniae-2908/ Thu, 19 Jul 2018 01:48:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-ho-keo-dai-do-khuan-mycoplasma-pneumoniae-2908/ Mycoplasma pneumoniae là tác nhân đáng chú ý nhất trong viêm phổi cộng đồng với tỉ lệ 10-30%. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp [...]

The post Trẻ ho kéo dài do khuẩn Mycoplasma pneumoniae first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Mycoplasma pneumoniae là tác nhân đáng chú ý nhất trong viêm phổi cộng đồng với tỉ lệ 10-30%. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, các dạng ít gặp hơn là sốt kéo dài, tổn thương thần kinh, da, tim mạch, cơ, xương.

M. pneumoniae có thể gây thành dịch ở những vùng thành thị, thường khởi phát vào mùa thu và tồn tại trong cộng đồng từ 12-30 tháng với chu kỳ từ 3-7 năm. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ các giọt chất tiết đường hô hấp bắn ra khi ho, thường trong giai đoạn cấp của bệnh. Khác với những bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác như cúm, sởi…, sự lây truyền M. pneumoniae chậm chạp và kín đáo hơn.

Hơn 30 năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm M. pneumoniae chiếm một tỉ lệ rất cao trong các bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em trên 5 tuổi, tỉ lệ phân lập thay đổi từ 18 đến 40%.

Triệu chứng của bệnh

Khởi bệnh từ từ là đặc điểm giúp phân biệt với những nhiễm trùng hô hấp do các siêu vi như cúm và adenovirus. Sau thời gian ủ bệnh kéo dài 2-3 tuần, bệnh khởi phát với các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, sốt, sổ mũi, ho, khò khè… Ở trẻ em, sốt và ho thường là triệu chứng khởi phát, cũng là lý do khiến bệnh nhân nhập viện. Sốt thường không cao, dưới 39 độ C, triệu chứng ho nổi bật nhất, ho liên tục, khởi đầu ho khan sau đó có đàm, ho nặng dần trong 2 tuần lễ đầu rồi giảm dần. Có trường hợp ho kéo dài từ 3-4 tuần, triệu chứng này quan trọng và gợi ý ngay đến chẩn đoán nhiễm M. pneumoniae thể phổi. Các triệu chứng khác của đường hô hấp cũng có thể gặp như chảy mũi, viêm họng. Ngoài ra ói, tiêu chảy, chán ăn là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, trong khi mệt mỏi, nhức đầu thường ghi nhận ở trẻ lớn.

Tổng trạng bệnh nhân thường ít thay đổi, mặc dù bệnh thường kéo dài nhiều tuần, khám phổi có thể thấy triệu chứng viêm phổi (ran phế nang, ran phế quản), hoặc có thể không phát hiện được triệu chứng gì. Những triệu chứng ngoài phổi như phát ban ngoài da, mề đay, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thiếu máu, viêm não, viêm màng não, viêm tủy là những dạng rất hiếm gặp.

Điều trị bệnh

M. pneumoniae nhạy cảm với kháng sinh họ Macrolide như erythromycin, clarithromycin, azythromycin, rocithromycin, tetracycline, chloramphenicol và một số aminoglycoside, quinolone. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 2-3 tuần, triệu chứng ho thường khỏi lâu nhất. Hình ảnh tổn thương trên X-quang biến mất chậm, có thể tồn tại kéo dài nhiều tuần sau khi bệnh nhân khỏi bệnh. Các biện pháp điều trị khác là đảm bảo dinh dưỡng, uống nước đầy đủ và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng trong 2 tuần.

Cách chăm sóc trẻ bệnh

– Khi trẻ sốt nhẹ, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, uống nhiều nước.

– Tránh tiếp xúc với khói, bụi, thuốc lá, không khí lạnh vì sẽ kích thích trẻ ho.

– Đối với trẻ bú mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú, cần tăng số lần bú và kéo dài thời gian mỗi lần bú, vì khi bệnh cơ thể trẻ sẽ rất yếu, làm khả năng mút vú kém đi. Nếu trẻ bú không đủ, có thể vắt sữa và cho trẻ uống bằng muỗng.

– Đối với trẻ lớn, cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa, chia nhỏ lượng thức ăn của mỗi bữa và tăng số lần ăn. Cho trẻ uống nhiều nước.

– Sau khi trẻ khỏi bệnh, tăng lượng và số lần ăn để giúp trẻ phục hồi dinh dưỡng.

Nếu điều trị không đúng, bệnh có thể diễn tiến nặng gây suy hô hấp, tử vong (khoảng 1,4%) hoặc làm giảm chức năng hô hấp sau này. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng thì đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Điều trị bệnh, ngoài mục đích tiêu diệt vi khuẩn để giảm bớt triệu chứng, còn nhằm rút ngắn thời gian có triệu chứng để hạn chế lây lan. Thuốc chủng ngừa M. pneumoniae đã được nghiên cứu từ năm 1965, tuy nhiên hiệu quả thấp và tỉ lệ tái nhiễm rất cao, do vậy cách ly trẻ bệnh vẫn là biện pháp phòng ngừa chính để giảm lây lan.

Cần thiết nghĩ đến M. pneumoniae trong các trường hợp ho kéo dài, không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh nhóm beta lactamine.

BS. Nguyễn Kim Thoa, Sức khỏe và Đời sống

The post Trẻ ho kéo dài do khuẩn Mycoplasma pneumoniae first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Phân biệt hen và bệnh COPD http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-hen-va-benh-copd-2906/ Thu, 19 Jul 2018 01:48:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-hen-va-benh-copd-2906/ Tổn thương khí phế quản do COPD (Sức Khỏe & Đời Sống). Bệnh COPD thường gặp ở tuổi trung niên hay người già, thường có [...]

The post Phân biệt hen và bệnh COPD first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
g

Tổn thương khí phế quản do COPD (Sức Khỏe & Đời Sống).

Bệnh COPD thường gặp ở tuổi trung niên hay người già, thường có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất. Bệnh được chẩn đoán khi có biểu hiện ho, khạc đờm 3 tháng trong một năm và liên tiếp trong vòng 2 năm trở lên. Khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong, đục hoặc ngà vàng. Nghe phổi thấy ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Đo chức năng hô hấp thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi.

Còn ở bệnh hen phế quản, cơn khó thở thường xuất hiện vào ban đêm, hay bắt đầu từ khi còn nhỏ. Bệnh nhân thường sống trong gia đình có người bị hen, bản thân có tiền sử dị ứng với bụi, phấn hoa, thức ăn… Nghe phổi có ran ngáy, ran rít. Có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng phục hồi. Cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen đều hay tái diễn và đều trở thành tâm phế mãn. Bệnh hen dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn COPD.

Đông y dùng lá khế, lá táo, hạt đay chữa hen. Lá khế cả cành non, hoa 100-150 g, cho 5-6 lít nước, nấu sôi 15 phút, dùng xông và tắm, chữa lở loét, dị ứng. Lá táo rừng (còn gọi là táo dại), lá táo ta khoảng 200-300 g sao vàng, sắc 3 bát nước, lấy 1 bát chia 2 lần uống trước bữa ăn 1 giờ, chữa dị ứng. Mỗi tháng uống một tuần liền, trong hai tháng.

Có thể lấy lá khế, lá táo, hạt rau đay phơi khô, nấu sôi như nước chè, uống hai lần một ngày, trong nhiều ngày để chữa hen, tránh được khó thở.

(Sức Khỏe & Đời Sống)

 

 

The post Phân biệt hen và bệnh COPD first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-y-ngung-thuoc-de-khien-tre-hen-bi-benh-suot-doi-2904/ Thu, 19 Jul 2018 01:47:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-y-ngung-thuoc-de-khien-tre-hen-bi-benh-suot-doi-2904/ Hen trẻ em là bệnh viêm mãn tính của niêm mạc đường thở. Nguyên nhân gây ra các cơn hen là do đường thở của [...]

The post Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Hen trẻ em là bệnh viêm mãn tính của niêm mạc đường thở. Nguyên nhân gây ra các cơn hen là do đường thở của trẻ dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như: khói, bụi, phấn hoa, thời tiết thay đổi, lông thú, thức ăn, khói thuốc lá… “Bệnh do di truyền, không truyền nhiễm, không lây lan qua người khác bằng bất kỳ con đường nào”, bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng I khẳng định.

fvhlo

Trẻ đang điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện nhi đồng I.  Ảnh: Mỹ Lan

Cũng theo bác sĩ Tuấn, trước đây, bệnh hen trẻ em thường bị bỏ sót và tỷ lệ nhập viện rất cao do chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất. Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh hen thành viêm phế quản dạng hen, hoặc viêm phế quản co thắt. Từ chẩn đoán không chính xác phương pháp điều trị cũng không phù hợp. Với trẻ dưới 2 tuổi, những triệu chứng bệnh hen trùng với bệnh viêm tiểu phế quản do siêu vi trùng hô hấp. Do đó, mọi người dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh này, có đến 1/3 bệnh nhân viêm phế quản tiểu cầu chuyển sang hen triệu chứng kéo dài làm thay đổi tính chất đường hô hấp.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có 25.000 trẻ bệnh hen tử vong, đại đa số các trường hợp này đều có thể tránh khỏi nếu người lớn có kiến thức về bệnh này.

Hiện tỷ lệ nhập viện đã giảm nhiều nhưng số bệnh nhi hen vẫn còn rất cao. Trung bình mỗi năm Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng I có khoảng 10.000 lượt trẻ bị hen đến khám. Nếu không khống chế căn bệnh ngay từ đầu, trẻ sẽ bị lên cơn hen ở mức độ khác nhau. Và mỗi lần lên cơn là một lần tính mạng trẻ bị đe dọa.

“Trẻ có thể tử vong ngay khi bị lên cơn hen đầu tiên. Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy, những trẻ phải nhập viện cấp cứu là những trường hợp mới lên cơn hen lần đầu”, bác sĩ Tuấn cho biết.

Bệnh hen ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ, như: chậm phát phát triển về thể chất, trí tuệ, bị suy dinh dưỡng, lồng ngực bị biến dạng, khả năng học tập cũng bị giảm sút. Về mặt tâm lý, trẻ thường mặc cảm, không tự tin với bản thân, ít dám giao tiếp và hòa nhập với bạn bè… Biến chứng nặng nhất của hen làm trẻ bị suy tim mãn tính.

Mặc dù trẻ mắc bệnh hen chiếm tỷ lệ cao nhưng có nhiều khả năng khỏi bệnh khi được điều trị đúng và chăm sóc tốt. Nếu người lớn bị bệnh hen, triệu chứng căn bệnh có thể theo đuổi họ suốt đời. Nhưng đối với trẻ em có 20-30% không còn triệu chứng lúc 3 tuổi, một số khác sẽ khỏi bệnh khi vào tuổi dậy thì. Qua nghiên cứu và điều trị thực tế qua thời gian dài, các thuốc điều trị hen trẻ em được khẳng định là có hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ quan trọng, không bị nhờn thuốc khi dùng trong thời gian dài. Do vậy, trẻ bị hen có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn người lớn, bác sĩ Tuấn nhìn nhận.

Nên chú ý khi trẻ có những biểu hiện: ho kèm theo thở khò khè tái đi tái lại nhiều lần, thường xảy ra vào ban đêm và lúc sáng sớm. Các biểu hiện này xảy ra do một nguyên nhân giống nhau như dị ứng với một loại thức ăn, thời tiết thay đổi, khói, bụi, mùi hương… Trẻ lớn có những dấu hiệu gọi là tiền triệu chứng như: ngứa mắt, chảy mũi, sau đó lên cơn hen, ho khò khè, có cảm giác tức ngực, nặng ngực khó thở, thở nhanh co kéo lồng ngực. Còn trẻ nhỏ ho, thở khò khè, bỏ bú, quấy khóc.

Mặc dù tỷ lệ tử vong không cao nhưng trẻ dễ bị bệnh suốt đời do sự chủ quan của người lớn. Vì trẻ có khả năng chịu đựng lâu dài các triệu chứng của bệnh nên nhiều cha mẹ nản lòng không tuân thủ đúng quá trình điều trị. Do vậy theo bác sĩ Tuấn, điều trị hen trẻ em đòi hỏi sự kiên nhẫn của người lớn vì thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Không tự ý ngưng thuốc mặc dù tình trạng trẻ có khỏe hơn.

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể chỉ định giảm liều hay ngưng thuốc. “Tự ngưng thuốc đột ngột là yếu tố làm trẻ lên cơn hen nặng trở lại và tính mạng trẻ bị đe dọa theo từng cơn hen”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Mỹ Lan

 

The post Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Trẻ ho khò khè kéo dài nên đi khám suyễn http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-ho-kho-khe-keo-dai-nen-di-kham-suyen-2902/ Thu, 19 Jul 2018 01:47:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-ho-kho-khe-keo-dai-nen-di-kham-suyen-2902/ Nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1, hai bệnh nhi được cấp tốc trợ thở ôxy, kết hợp điều trị bằng thuốc đặc trị, tuy nhiên [...]

The post Trẻ ho khò khè kéo dài nên đi khám suyễn first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1, hai bệnh nhi được cấp tốc trợ thở ôxy, kết hợp điều trị bằng thuốc đặc trị, tuy nhiên tình hình vẫn hết sức nghiêm trọng. Nhiều loại thuốc được thay thế, bổ sung. Kết quả sau gần 3 ngày, tình trạng sức khỏe của 2 cháu mới bắt đầu cải thiện.

sasasa

Bệnh nhi bị suyễn đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: nhidong.org

Người nhà bệnh nhân cho biết cháu Ngân bị thở khò khè nhiều đợt trong vòng một năm nay, điều trị có giảm bệnh nên gia đình không đưa cháu đến bệnh viện để khám và theo dõi bệnh suyễn của trẻ. Cháu Dũng cũng thở khó hai đợt trong 6 tháng qua vì suyễn nhưng cũng không được thăm khám. Người nhà cứ tưởng cháu bị viêm phế quản bình thường. 

Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Đại học Y dược TP HCM cho biết, những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa kéo theo môi trường sống thay đổi đã ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ.

Theo bà Lan, bệnh suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Đường dẫn khí bị viêm kinh niên sẽ trở nên nhạy cảm, tăng đáp ứng. Mỗi khi gặp các tác nhân kích thích sẽ gây ho, khò khè, khó thở và nặng ngực, đặc biệt là ban đêm hoặc sáng sớm.

“Chỉ đi khám qua loa, phụ huynh khó phát hiện bệnh vì triệu chứng của suyễn khá giống với viêm phế quản. Tuy nhiên nếu uống thuốc thấy không giảm thì phải mang trẻ đến bệnh viện để khám”, bác sĩ Lan khuyên.

Còn theo bác sĩ Minh Tiến ở khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, suyễn là bệnh có thể chữa lành nếu phát hiện sớm. Song bệnh cũng dễ cướp đi tính mạng của trẻ nếu cứ để bé ở nhà, không đến bác sĩ thăm khám.

Cũng theo bác sĩ Tiến, khoa hô hấp của các bệnh viện nhi đều có khả năng phát hiện và hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ có thể mắc suyễn:

– Khi hơi thở có tiếng rít hay âm thanh như huýt sáo, hoặc những đợt thở rít tái đi tái lại.

– Bị viêm phổi không dứt hoặc kéo dài hơn 10 ngày mới hết.

– Bị ho, đặc biệt là ban đêm, gần sáng. Đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay sau khi chạy giỡn, vận động nhiều trẻ thở khò khè.

– Ho, thở rít hay khó thở, nặng ngực khi gặp những tác nhân kích thích như lông chó, mèo, các hóa chất dạng xịt, bụi khói, khói thuốc lá, xúc động mạnh, khóc, cười quá mức, thay đổi thời tiết, các loại thuốc…

Thiên Chương

The post Trẻ ho khò khè kéo dài nên đi khám suyễn first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen http://tapchisuckhoedoisong.com/5-ngo-nhan-thuong-gap-ve-benh-hen-2900/ Thu, 19 Jul 2018 01:47:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-ngo-nhan-thuong-gap-ve-benh-hen-2900/ Ảnh: Corbis. Theo giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, các nghiên cứu cho thấy nếu [...]

The post 5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
d

Ảnh: Corbis.

Theo giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, các nghiên cứu cho thấy nếu điều trị và sinh hoạt đúng theo chỉ dẫn, có đến 84% số ca hen có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, con số đạt được chỉ là 5%. Ngoài việc thiếu điều kiện kinh tế, sự hiểu nhầm rằng bệnh hen không thể cải thiện là một trong các nguyên nhân.

Các ngộ nhận sau cũng làm giảm hiệu quả kiểm soát hen – căn bệnh của ít nhất 4,5 triệu người Việt Nam:

Thuốc cắt cơn mới là thần dược: Khi có cơn hen, loại thuốc này giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay nhờ tác dụng làm giãn phế quản. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng đây mới là vị cứu tinh của mình, và thờ ơ với việc dùng thuốc điều trị dự phòng. Thực ra, việc dùng thuốc dự phòng rất quan trọng, vì nó làm giảm tình trạng viêm dị ứng và ngăn sự xuất hiện các cơn hen. Nếu không dùng nó như bác sĩ chỉ định, các cơn hen của bạn sẽ xuất hiện ngày càng dày và nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn gây nhờn thuốc.

Nên hạn chế dùng thuốc dự phòng vì nhiều tác dụng phụ: Khi thấy triệu chứng đã cải thiện, nhiều bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc dự phòng dù chưa được bác sĩ đồng ý. Họ cho rằng không nên dùng thuốc này kéo dài vì sẽ gây tác dụng phụ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm bệnh quay trở lại nặng hơn. Theo phác đồ, bạn vẫn phải dùng thuốc dự phòng hằng ngày trong 3-6 tháng cho dù đã hết triệu chứng. Việc dùng thuốc đúng chỉ định sẽ giúp bạn giảm tối đa tác dụng phụ.

Có thể thoải mái dùng thuốc Đông y gia truyền: Nên hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất cứ thuốc gì ngoài những thứ được kê đơn. Nhiều loại thuốc “gia truyền” thực chất chứa corticoide – một trong các chất kháng viêm vẫn được dùng điều trị dự phòng hen – nhưng liều lượng rất tùy tiện. Nó có thể gây quá liều corticoide và dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, hạ canxi máu, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nấm họng, nám da… và nhiều rối loạn nữa.

Không được tập thể dục: Thực ra việc tập luyện luôn có lợi cho sức khỏe, ngay cả với người bị hen. Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khí công, thể dục nhịp điệu; trước đó cần khởi động và uống đủ nước. Tránh những môn cần gắng sức nhiều. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ tư vấn để chọn một môn và xác định cường độ, cách tập phù hợp với sức khỏe của mình. Nếu có triệu chứng của cơn hen, nên ngừng ngay, nghỉ ngơi và dùng thuốc cắt cơn.

Tiến sĩ Nguyễn Năng An cho biết bệnh hen chiếm ít nhất 5% dân số Việt Nam. Ở trẻ em, tỷ lệ này là 8-12%, cao nhất là ở các thành phố lớn do môi trường quá ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh hen không ngừng gia tăng, cứ sau một thập kỷ là tỷ lệ dân số mắc bệnh này lại tăng 25-50%.

Theo một nghiên cứu mới nhất ở Hà Nội, tỷ lệ hen ở trẻ em tuổi học đường là 8,1% đối với nội thành và 6,7% với khu vực ngoại thành. Tỷ lệ bệnh cao nhất ở bậc tiểu học, với 9% học sinh nội thành và 7% học sinh ngoại thành mắc hen.

Hải Hà

 

The post 5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
99% bệnh nhân hen xem nhẹ việc điều trị http://tapchisuckhoedoisong.com/99-benh-nhan-hen-xem-nhe-viec-dieu-tri-2898/ Thu, 19 Jul 2018 01:47:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/99-benh-nhan-hen-xem-nhe-viec-dieu-tri-2898/ Thông tin vừa được Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM báo cáo sáng 10/5, thông qua kết quả khảo sát của Tổ chức chuyên [...]

The post 99% bệnh nhân hen xem nhẹ việc điều trị first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Thông tin vừa được Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM báo cáo sáng 10/5, thông qua kết quả khảo sát của Tổ chức chuyên nghiên cứu thực trạng quản lý hen tại châu Á Thái Bình Dương GINA (Global Initiative For Asthma).

“Không đến khám, khám một lần rồi bỏ hoặc dùng thuốc không đúng cách là những trường hợp thường thấy nhất dẫn đến tỷ lệ tầm soát bệnh hen chỉ đạt khoảng 1%”, Giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội hen suyễn và miễn dịch lâm sàng cho biết.

Theo ông An, tại Việt Nam có khoảng 8 triệu người mắc bệnh hen. Hậu quả của việc tầm soát kém dẫn đến 25% bệnh nhân hen phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng lên cơn cấp tính; 42% bệnh nhân phải nghỉ học và 29% người lao động phải nghỉ làm, trong đó giáo viên chiếm một tỷ lệ lớn.

dsdsds

Khám ngay khi nghi ngờ mắc hen sẽ giúp bệnh nhân mau lành bệnh. Ảnh: Thiên Chương.

Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM cho biết, việc chữa trị hen cần nhất là ý thức của bệnh nhân. Chỉ cần đến khám lần đầu, sau đó 2 tuần tái khám, còn lại, cứ 3 tháng vào viện một lần, bệnh nhân có thể chữa trị khỏi hẳn bệnh hen. Thậm chí có những ca, chỉ điều trị trong một tháng đã không còn có biểu hiện bệnh. Việc chữa trị sớm và đúng cách còn giảm chi phí điều trị 1 nửa so với để bệnh đã trở thành mạn tính.

Cũng theo Tiến sĩ Lan, việc tự chữa bệnh hen bằng thuốc cắt cơn hen tức thời hoặc uống thuốc không qua chỉ định của bác sĩ là rất nguy hại. “Nhiều người do thiếu hiểu biết, lúc nào cũng thủ sẵn thuốc cắt cơn, cứ lên cơn hen là hít, lâu ngày dẫn đến việc lờn thuốc rất khó cứu chữa. Loại thuốc này có giá rẻ, cắt cơn hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng, ngoài việc lờn thuốc, người bệnh có thể bị ảnh hưởng thần kinh”, bà Lan nói.

Theo phác đồ điều trị đúng của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc dự phòng lâu dài corticoid dạng hít hoặc thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, giá cao hơn dạng thuốc cắt cơn nhưng lại an toàn.

Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản, làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Bệnh được chia thành nhiều mức độ khác nhau (từ bậc 1 đến bậc 4). Ở mỗi mức độ bệnh, bệnh nhân đều có thể xuất hiện cơn hen cấp tính nặng đe dọa tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu bị hen là do ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm không khí do khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú vật, vi khuẩn, virus, thực phẩm, nấm mốc, côn trùng, mùi than tổ ong, mùi vị thức ăn…

Tiến sĩ Lan khuyên, khi thấy triệu chứng khó thở, thở nông, nặng ngực và kèm theo là những cơn ho khan hoặc chỉ có một lượng đờm nhỏ, người bệnh hay mệt mỏi, chán ăn, không muốn làm việc nặng thì nên đi khám vì đó là dấu hiệu của bệnh hen.

Ngoài ra, khi bệnh nhân thấy nói khó, tím tái môi, vã mồ hôi; cánh mũi phập phồng liên hồi; co kéo xung quanh những xương sườn và cổ khi thở; đi lại khó khăn; thì cần ngay lập tức đến viện vì đây là dấu hiệu lên cơn hen cấp tính nguy hiểm.

Thiên Chương

The post 99% bệnh nhân hen xem nhẹ việc điều trị first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bé 2 tuổi ho kéo dài vì hóc xương cá http://tapchisuckhoedoisong.com/be-2-tuoi-ho-keo-dai-vi-hoc-xuong-ca-2896/ Thu, 19 Jul 2018 01:47:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/be-2-tuoi-ho-keo-dai-vi-hoc-xuong-ca-2896/ Ban đầu, tại khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi 2 tuổi quê ở Bình Phước cũng được các bác sĩ chẩn [...]

The post Bé 2 tuổi ho kéo dài vì hóc xương cá first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Ban đầu, tại khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi 2 tuổi quê ở Bình Phước cũng được các bác sĩ chẩn đoán viêm thanh khí phế quản. Tuy nhiên sau 2 ngày điều trị kháng sinh mạnh, sức khỏe bé vẫn không cải thiện. Qua nội soi, bác sĩ mới phát hiện hai đốt xương cá trong khí quản cậu bé.

Gia đình cho biết họ không nghĩ đến việc con bị hóc xương cá do bé không diễn tả được, lúc bé mắc xương họ cũng không hay biết. “Thấy bé ho kéo dài, kèm theo sốt, thở khò khè, bác sĩ ở quê nói cháu bị suyễn nên gia đình cứ mua thuốc cho uống”, mẹ bệnh nhi nói. 

Theo mô tả của các bác sĩ, hai đốt xương bị kẹt ở phần trên khí quản đã khiến cơ quan này bị viêm. Đây cũng là nguyên nhân bé bị ho và làm sốt.

Một tuần sau khi được “giải phóng” hai đốt xương cá, hiện sức khỏe của bé đã ổn định, các cơn ho và hiện tượng khó thở cũng không còn.

Theo bác sĩ Trần Thị Thu Loan – Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 2, hóc dị vật đường thở thường gặp các bé từ 1 đến 3 tuổi, do ở độ tuổi này bé đã tự cầm nắm đồ vật và răng phát triển nên rất thích nhai, cắn đồ vật. Một số trường hợp khác, bé cũng có thể bị hóc do sặc lúc ăn.

Hóc dị vật lớn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ trong tức thì song lại dễ phát hiện để cấp cứu. Ngược lại, những trường hợp bé bị hóc các dị vật nhỏ tuy không nguy hiểm cấp tính nhưng lại dễ bị hiểu nhầm đến các bệnh khác, dẫn đến điều trị sai.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyên phụ huynh nếu thấy trẻ có triệu chứng so kéo dài kèm theo sốt mà uống thuốc không khỏi thì nên đến bệnh viện có uy tín để được chẩn đoán.

Thảo Nguyên

The post Bé 2 tuổi ho kéo dài vì hóc xương cá first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ho có đờm kéo dài có thể là dãn phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/ho-co-dom-keo-dai-co-the-la-dan-phe-quan-2894/ Thu, 19 Jul 2018 01:47:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ho-co-dom-keo-dai-co-the-la-dan-phe-quan-2894/ Dãn phế quản có hai thể bệnh: khô và ướt. Dãn phế quản thể khô biểu hiện ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong [...]

The post Ho có đờm kéo dài có thể là dãn phế quản first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Dãn phế quản có hai thể bệnh: khô và ướt. Dãn phế quản thể khô biểu hiện ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, biểu hiện của dãn phế quản ‘‘thể ướt’’ là ho khạc đờm mủ kéo dài, đờm đặc quánh, màu vàng, xanh. Lượng đờm từ trung bình đến nhiều khiến bệnh nhân phải khạc nhổ cả ngày.

f
Phim chụp X quang dãn phế quản.

Trong quá trình diễn biến, người bệnh phải chịu nhiều đợt nhiễm trùng phổi với lượng đờm ho khạc, lượng mủ nhiều hơn. Bệnh nhân sốt cao, lạnh, run đau ngực. Các đợt nhiễm trùng phổi trên bệnh nhân dãn phế quản nặng cần điều trị kháng sinh mạnh thậm chí phải nhập viện điều trị. Bệnh nhân có thể tử vong vì viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng.

d
Bác sĩ tư vấn tận tình cho bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe.

Nếu đi khám bác sĩ chuyên khóa hô hấp, người bệnh có thể được phát hiện sớm. Qua đó, bạn được điều trị bằng phương pháp thích hợp (trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật) hoặc kiểm soát tốt bệnh (trong trường hợp không có chỉ định phẫu thuật).

f
Bệnh nhân nên đến khám chuyên khoa khi có triệu chứng ho, khạc đờm dai dẳng.

Một bệnh nhân nam ở Hóc Môn (52 tuổi) đến khám theo chương trình Hội chẩn chuyên môn bệnh hô hấp khó trị tại phòng khám Phổi Việt vì ho có đờm kéo dài nhiều năm. Ông đã đi khám một số nơi, được đo hô hấp ký và chẩn đoán ‘‘Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD’’. Ông được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc xịt dãn phế quản nhưng không giảm.

Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại Phổi Việt phát hiện ông ho cả ngày chứ không chỉ ho vào buổi sáng như các bệnh nhân COPD. Ngoài ra, đờm màu vàng, xanh đặc không nhầy trắng như trường hợp bệnh nhân COPD. Các bác sĩ nghi ngờ ông bị bệnh dãn phế quản. Chụp phim CT scan lồng ngực cho thấy ông bị dãn phế quản lan tỏa hai bên phổi nhiều nhất ở hai đáy phổi. Kết quả đo hô hấp ký, bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở.

Chế độ điều trị cho bệnh nhân này đã được điều chỉnh lại. Bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc long đờm để điều trị nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, ông còn được hướng dẫn tập các động tác làm vệ sinh phế quản mỗi ngày, tập ho và khạc đờm. Người bệnh cũng được chỉ định tiêm ngừa phế cầu, tiêm ngừa viêm phổi và sử dụng các thuốc tăng cường miễn dịch, điều hòa miễn dịch. Chế độ điều trị mới giúp ông bớt ho khạc đờm và khỏe mạnh hơn.

Bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp khó trị và hiếm gặp có cơ hội khám với chuyên gia về hô hấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: lao, nhi, hô hấp, ngoại lồng ngực… vào ngày hội chẩn bệnh hô hấp khó trị tại Phổi Việt . Đăng ký lịch khám tại 20 -22 Ngô Quyền, phường 5, quận 10, TP HCM hoặc ĐT: (08) 730.88.999. Thông tin thêm: http://www.phoiviet.com/

ThS.BS. Lê Khắc Bảo

The post Ho có đờm kéo dài có thể là dãn phế quản first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>