Virus Zika lần đầu tiên được xác định ở Uganda vào năm 1947 ở khỉ Rhesus trong bệnh sốt vàng da sylvatic. Bệnh Zika xuất hiện ở người, năm 1952 tại Uganda và Tanzania. Bùng phát bệnh virus Zika đã được ghi nhận ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương.
Nguồn lây bệnh Zika
Virus Zika được lây sang người qua vết cắn của một con muỗi bị nhiễm bệnh từ các chi Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti ở các vùng nhiệt đới. Đây cũng là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng da.
Các dấu hiệu của bệnh Zika
Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi tiếp xúc với mầm bệnh) của bệnh virus Zika là không rõ ràng. Các triệu chứng tương tự như bệnh nhiễm trùng arbovirus khác như sốt xuất huyết bao gồm sốt, phát ban da, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, mệt mỏi, và đau đầu. Những triệu chứng này thường nhẹ và kéo dài 2-7 ngày.
Chẩn đoán vi rút Zika chỉ có thể được khẳng định bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, khi có sự hiện diện của Zika virus RNA trong máu hoặc chất dịch cơ thể khác, chẳng hạn như nước tiểu hoặc nước bọt.
Phương pháp điều trị bệnh Zika
Bệnh virus Zika thường là tương đối nhẹ và không cần điều trị đặc hiệu. Người bị bệnh virus Zika nên nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và điều trị các chứng đau và sốt với thuốc thông thường. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn và theo dõi.
Hiện nay chưa có vắc-xin có sẵn.
Biến chứng của bệnh virus Zika
Di tật đầu nhỏ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Trong đợt bùng phát lớn ở Polynesia thuộc Pháp và Brazil vào năm 2013 và 2015, cơ quan y tế quốc gia đã báo cáo về các biến chứng thần kinh và miễn dịch tự động tiềm tàng của bệnh virus Zika. Nhưng gần đây ở Brazil, cơ quan y tế địa phương đã quan sát thấy sự gia tăng hội chứng Guillain-Barré mà trùng hợp với nhiễm virus Zika trong công chúng nói chung, cũng như sự gia tăng trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ ở đông bắc Brazil.
Phòng ngừa bệnh Zika
Muỗi là nguồn lây nhiễm chủ yếu của virus Zika, vì vậy việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh chủ yếu dựa trên việc giảm muỗi. Giảm tiếp xúc giữa muỗi và con người như:
– Mặc quần áo sáng màu, che kín cơ thể.
– Sử dụng các rào cản vật lý như: ngủ màn ban ngày và ban đên, cửa ra vào và cửa sổ có màng chắn muỗi.
– Loại bỏ nơi khu trú của muỗi như không trữ nước trong xô, trống, chậu… Làm sạch hoặc loại bỏ các chậu hoa, lốp xe còn dư nước đọng. Diệt lăng quoăng, bọ gậy.
– Cộng đồng phải hỗ trợ những nỗ lực của chính quyền địa phương để giảm mật độ muỗi ở địa phương mình.
– Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai nên đến tư vấn nhân viên y tế để theo dõi thai và dự phòng phơi nhiễm bệnh.
– Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi lây nhiễm virus Zika.
– Dùng các thuốc chống côn trùng.
– Người đi du lịch phải có các biện pháp phòng ngừa cơ bản để bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt.
B. Lăng
((Theo WHO))