Nếp cẩm còn gọi là nếp than (ở nước ta, nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen.
Gạo Nếp cẩm còn được biết đến với tên gọi là “bổ huyết mễ”, đây là một loại gạo được đánh giá cao vì có thành phần dinh dưỡng rất cao và bổ dưỡng. So với các loại gạo tẻ và gạo nếp khác khác, gạo nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn hẳn 6,8% và chất béo tốt chơ sức khỏe cao hơn 20%. Ngoài ra, trong gạo nếp cẩm còn có chứa tới 8 loại axit amin khác nhau cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể
Gạo nếp cẩm có tác dụng bảo vệ, chăm sóc và mang đến giá trị cho sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân, phụ nữ mới sinh, người mới ốm dậy, thanh niên đang tuổi phát triển…
Cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu
Tác dụng của nếp cẩm
Gạo nếp cẩm có tác dụng bổ máu nên có tên là “bổ huyết mễ” do có nhiều protein, chất béo hơn các loại gạo khác và chứa tới 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe. Nó cũng rất tốt cho tim mạch nhờ trong gạo nếp cẩm có chứa hoạt chất ergosterol và lovastatin là chất giúp hạn chế các tai biến về tim mạch, giúp tái tạo thành mạch máu.
Rượu nếp cẩm còn giúp làm giảm cholesterol trong máu. Rất tốt cho tiêu hóa và dạ dày nhờ tính chất gạo nếp cẩm có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Do vậy cơm nếp cẩm rất có lợi đối với những người thường gặp bệnh về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày.
Gạo nếp cẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có công dụng điều trị một số bệnh về ung thư tuyến tính, trực tràng.
Gạo nếp cẩm còn tác dụng làm đẹp da cho phái nữ: Lớp màng đen bên ngoài cùng của gạo nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu lên men gạo nếp cẩm còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều hoạt chất có lợi khác.
Gạo nếp cẩm có tác dụng bổ máu do có nhiều protein, chất béo hơn các loại gạo khác và chứa tới 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.
Những nghiên cứu khác cũng cho rằng gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư. Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt… Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư.
Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.
Cách chế biến gạo nếp cẩm ngon bổ, hấp dẫn
* Rượu nếp cẩm: Đây là cách làm thông dụng nhất cách làm cũng khá đơn giản chỉ cần nguyên liệu gạo cẩm, men rượu và đồ thổi sôi. Gạo nên ngâm qua đêm cho nở sau đó thổi như thổi sôi cho vừa nước thêm men gạo ủ kín sau 2 ngày là bạn có thứ rượu nếp cẩm ngon và bổ dưỡng. Rượu nếp cẩm có thể đổ rượu vào ngâm là quý ông có bình rượu nếp cẩm tuyệt ngon đãi khách khứa
* Sữa chua nếp cẩm: Sữa chua nếp cẩm được rất nhiều chị em mê mẩn không chỉ làm thực phẩm mà còn được dùng làm đẹp da cho chị em. Có thể nấu nếp cẩm rồi trộ với sữa chua hoặc dùng nếp cẩm đã lên men như trên để trộn cùng sữa chua là bạn đã có món ăn khoái khẩu mà bổ dưỡng
Sữa chua nếp cẩm
* Xôi nếp cẩm: Nấu như xôi bình thường là bạn đã có món xôi rất độc đáo cũng như món ăn bổ dưỡng cho gia đình
* Chè nếp cẩm: Đây cũng là món được rất nhiều chị em yêu thích khi nấu cho gia đình
* Rượu nếp than (nếp cẩm): Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau:
Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt.
Để trong 15 – 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng… là uống được. Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.
Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.
Rượu nếp cẩm còn giúp làm giảm cholesterol trong máu
Rượu nếp cẩm hạ thổ: Người ta hay nói rượu cẩm hạ thổ bách nhật là rượu nếp làm bằng nếp than chôn dưới đất 100 ngày. Xôi nấu bằng nếp than, khi làm rượu xong cho màu rượu rất giống màu lá cẩm nấu ra.
Chôn rượu dưới đất là một hình thức ủ cất truyền thống, đơn giản những loại rượu ngắn ngày của vài quốc gia Á đông. Hình thức này tương tự ở châu Âu, người ta ủ rượu trong những hầm sâu (cave) dưới đất.
BS. Hoàng Tuấn Long