Những ai dễ bị thiếu i-ốt?
Người không sử dụng muối i-ốt: Bổ sung i-ốt vào muối là chiến lược được sử dụng rộng rãi nhất nhằm kiểm soát việc thiếu hụt i-ốt. Hiện tại, khoảng 70% hộ gia đình trên toàn thế giới sử dụng muối i-ốt.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần nhiều gấp rưỡi hàm lượng i-ốt so với phụ nữ không mang thai.
Người sống tại các vùng đất thiếu i-ốt và chủ yếu sử dụng thực phẩm địa phương.
Người nhận được ít i-ốt và thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa goitrogen.Goitrogen là chất làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ i-ốt của cơ thể. Goitrogen có sẵn ở một số loại thực vật như đậu tương và các loại rau cải như cải bắp, súp lơ, cải xanh, cải bẹ.
Những thực phẩm giàu i-ốt.
I-ốt có trong thực phẩm nào?
I-ốt có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và được bổ sung vào một số loại thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Bạn có thể đảm bảo lượng i-ốt khuyến cáo bằng cách ăn uống nhiều loại thức ăn, trong đó bao gồm những loại sau:
Cá, ví dụ như cá tuyết, cá hồi, rong biển, tôm và các loại hải sản khác, thường là các nguồn dinh dưỡng giàu i-ốt.
Các sản phầm từ sữa (như sữa, sữa chua và pho mát) và các sản phẩm làm từ ngũ cốc (như bánh mì và ngũ cốc)…
Trái cây và rau quả có chứa i-ốt, mặc dù hàm lượng i-ốt sẽ phụ thuộc vào việc các loại trái cây đó được trồng trên nền đất như thế nào, có bón phân bón hay không?
Muối i-ốt – một loại gia vị sẵn có ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chế biến như súp đóng hộp hầu như không bao giờ có muối i-ốt.
I-ốt có trong sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, thường dưới dạng i-ốt potassium hoặc i-ốt sodium. Nhiều sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất cũng chứa i-ốt. Ngoài ra, cũng có một số sản phẩm tảo biển chứa i-ốt.
Có những tương tác thuốc bất lợi nào với i-ốt?
Đối với những người đang dùng thuốc điều trị, cần chú ý khi bổ sung i-ốt vì i-ốt có thể bị giảm tác dụng nếu kết hợp với một số loại thuốc. Cụ thể:
Bổ sung i-ốt có thể bị giảm tác dụng nếu kết hợp với thuốc điều trị liên quan đến tuyến giáp như methimazole (tapazole) – một loại thuốc điều trị bệnh cường giáp. Dùng i-ốt liều cao cùng với thuốc điều trị tuyến giáp có thể làm giảm mạnh lượng hormon tuyến giáp mà cơ thể có thể sản sinh.
Dùng i-ốt potassium cùng với thuốc chữa huyết áp như ACE dạng xịt có thể làm tăng lượng potassium đến ngưỡng không an toàn. ACE dạng xịt gồm có benazepril (lotensin), lisinopril (prinivil and zestril) và fosinopril (monopril).
Lượng potassium trong máu cũng có thể cao nếu dùng i-ốt potassium cùng với thuốc lợi tiểu kết hợp với kali spironolactone (aldactone) và amiloride (midamor).
Vì vậy, đối với những người đang phải dùng các thuốc trên để trị bệnh, khi bổ sung i-ốt cần hết sức lưu ý: Thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay sản phẩm bổ sung dinh dưỡng nào. Họ có thể cho bạn biết việc sử dụng các loại sản phẩm bổ sung dinh dưỡng này có thể bị giảm tác dụng khi kết hợp với các loại thuốc đã được kê đơn hoặc thuốc không kê đơn hoặc nếu các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ, sử dụng hay phá vỡ dinh dưỡng của các loại sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có chứa i-ốt.
Xuân Thủy
((Theo NIH))