- Một số những biện pháp đơn giản nhưng cụ thể và thiết thực phòng ngừa dịch:
– Hạn chế tối đa con bị muỗi đốt.
– Cho con nằm màn khi ngủ bất kể là ban ngày hay ban đêm
– Không cho con chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt.
– Luôn mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi cho con khi đi ra ngoài, tới nơi lạ
– Diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy định kỳ thường xuyên.
– Đậy kín các dụng cụ chưa nước để muỗi không để trứng, tránh lưu trữ các vật dụng có động nước quanh nhà như vỏ đồ hộp, chai lọ cũ, không còn sử dụng. Với những gia đình có trồng cây thủy sinh nên nuôi thêm cá bảy màu để diệt loăng quăng, bọ gậy.
– Luôn dọn dẹp rác thải ở các bãi đất trống. Chú ý để nhà cửa quang đãng, ngăn nắp, không treo quần áo nhiều tránh muỗi ẩn nấp.
2. Các triệu chứng cần lưu ý
Với một người bệnh thông thường, sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và tiến triển qua ba giai đoạn với các diễn biến lâm sàng như sau:
Giai đoạn sốt: thường diễn ra trong 3 đến 5 ngày đầu tiên.
Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi người bệnh bắt đầu sốt. Thời điểm này cần phải theo dõi thật kỹ để có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi thường diễn ra từ 24 – 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm và kéo dài từ 3 – 4 ngày tiếp theo. Người bệnh hết sốt, thể trạng tốt lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.
Tuy nhiên, với các bé, đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi, mọi biểu hiện lâm sàng thường không dễ quan sát và nắm bắt như với người lớn nên bố mẹ cần phải hết sức thận trọng. Nếu để ý thấy bé các biểu hiện như dưới đây thì nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra ngay:
– Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5oC
– Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh.
– Trẻ buồn nôn và nôn.
– Đau bụng
– Xuất hiện xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng
– Tiểu ít, đi ngoài phân đen.
– Xuất hiện các nốt xuất huyết dưới dang dạng chấm, nốt
Trong 3 đến 4 ngày đầu tiên khi thấy các bé có triệu chứng và được xác định chính xác là trẻ sốt do virus, các mẹ có thể điều trị tại nhà cho con. Cho con ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước (nước oresol hay nước trái cây) và uống thuốc hạ sốt.
Các bố mẹ lưu ý lựa chọn thuốc có thương hiệu uy tín, đảm bảo cho con tại các cơ sở y tế đáng tin cậy và theo đơn của bác sĩ. Hiện nay, thị trường có loại thuốc giảm sốt cho trẻ dạng sủi, hương trái cây dễ uống và công hiệu nhanh như thuốc Hapacol 250 của DHG Pharma là một ví dụ điển hình.
Sau ngày thứ 3 bố mẹ nên đưa con đi khám hoặc tái khám để đảm bảo con an toàn tuyệt đối. Các bố mẹ không nên chủ quan bởi sức khỏe của trẻ thường diễn biến phức tạp, không như người lớn trong khi các biểu hiện lâm sàng ở bé lại không rõ ràng như chúng ta. Vì thế, dù “túi khôn” của bố mẹ có to tới cỡ nào cũng rất cần sự can thiệp, tư vấn của những người có chuyên môn và thực sự hiểu biết như các bác sĩ.
(Bài viết tham khảo, tổng hợp thông tin từ website Bệnh viên 108 & Bệnh viện Nhi trung ương.)