Bị bệnh mắt dai dẳng 14 năm nay

Từ đó đến nay em vẫn đeo kính và uống thuốc đều, thỉnh thoảng vẫn đi khám lại. 2 năm gần đây em đã tốt nghiệp đại học và đang đi làm ở xa Hà nội nên ít về khám lại. Gần đây em đã tranh thủ về Hà Nội và đi khám lại thì được kết luận bị teo gai.

Em muốn hỏi bệnh teo gai thị giác và bệnh thoái hóa hắc võng mạc có liên quan gì với nhau không? Bệnh teo gai thị giác có chữa khỏi được không, nếu chữa được thì chữa ở đâu, chi phí như thế nào? Bệnh thoái hóa hắc võng mạc có chữa khỏi được không, nếu chữa được thì chữa ở đâu và chi phí như nào? (Minh Chau)

mat1-1370482428_500x0.jpg
Ảnh minh họa: P.N

Trả lời:

Chẩn đoán teo gai thị và thoái hóa hắc võng mạc ngoài việc cần những dụng cụ quang học đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa sâu thì các xét nghiệm chức năng khác cũng rất quan trọng như chụp cắt lớp liên kết quang học (OCT), điện võng mạc, điện nhãn cầu…

Để yên tâm bạn nên tiến hành tuần tự:

– Xác định lại độ cận thị của bạn, cận thị trên 6D thường kèm thoái hóa võng mạc.

– Soi đáy mắt cẩn trọng bằng các dụng cụ hỗ trợ đặc biệt tại phòng khám.

– Làm thêm xét nghiệm OCT để xem lớp sợi thần kinh thị và gai thi có bị tổn hại hay không.

– Làm điện sinh lý võng mạc, nhãn cầu xem các tế bào của võng mạc còn hoạt động tốt không.

Nếu teo gai thị là bệnh có thực thì bạn cần làm thêm rất nhiều thăm khám tầm soát, truy tìm nguyên nhân. Các bệnh lý bẩm sinh, di truyền thường rất khó cứu vãn. Các nguyên nhân tại não bộ (các thoái hóa đi xuống) thường cũng rất khó khắc phục. Châm cứu, tiêm thuốc tại chỗ chỉ đem lại tỷ lệ thành công mức độ phần nghìn. Các thoái hóa từ võng mạc sau đó lan đến gai thị có thể cầm cự và cải thiện được nhờ dùng vitamin A liều cao, thuốc giãn mạc, chống thoái hóa thần kinh…

Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu điều trị khi chẩn đoán là xác thực và có đơn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể đến trung tâm nhãn khoa lớn của miền Bắc là Bệnh viện Mắt Trung ương, miền Trung là Bệnh viện Mắt Đà nẵng, miền Nam là bệnh viện Mắt TP HCM để thăm khám.

Còn về bệnh thoái hóa võng mạc là sự lão hóa sớm, hỏng hóc sớm hơn bình thường do rối loạn chuyển hóa, bệnh lý di truyền hay mắc phải. Khác với tim, thận hay giác mạc, với võng mạc thì chỉ có cách dùng thuốc men cầm cự, chưa thể có phẫu thuật cấy ghép hay thay thế. Nếu đi kèm với cận thị số cao thì không nên bi quan quá. Rất nhiều người bị bệnh nhưng vẫn có cuộc sống tương đối bình thường nhờ đeo kính và các dụng cụ trợ thị. 

Bạn nên bình tĩnh và làm tuần tự theo lời khuyên của tôi.

Bác sĩ Hoàng Cương
Phòng Quản lý Khoa hoc và Đào tạo, Bệnh viện Mắt Trung ương

Rate this post