Khi cơ thể có vấn đề sức khỏe, nó sẽ ra phát ra các tín hiệu cảnh báo và bạn cần nhận biết được những tín hiệu này. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề:
1. Hơi thở hôi
Nước bọt có đặc tính chống vi khuẩn và các nghiên cứu chỉ ra rằng nó là chất kháng khuẩn tự nhiên. Tuy nhiên, khi cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết để hoạt động thì sẽ không tiết đủ nước bọt. Kết quả là có nhiều vi khuẩn phát triển trong miệng và gây ra tình trạng hơi thở hôi.
2. Lưỡi bản đồ
Bạn có nhận thấy các mảng trắng khô hình thành một cách kỳ lạ trên lưỡi. Tình trạng này được gọi là lưỡi bản đồ và nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiêu chảy mỡ, nghĩa là cơ thể không thể dung nạp gluten. Dấu hiệu này thường đi kèm với các triệu chứng phổ biến hơn như mệt mỏi, sút cân nhanh chóng và tiêu chảy.
3. Thèm ăn, nhất là đồ ngọt
Nếu bạn đột ngột muốn thèm ăn nhiều đồ ngọt. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Cơ thể không có đủ nước để giải phóng glycogen, có vai trò như một dạng tích trữ năng lượng và vì vậy khiến bạn có cảm giác thèm ăn. Nếu điều đó xảy ra, đừng ăn bánh kẹo mà thay vào đó là hoa quả vì chúng chứa hàm lượng nước cao. Dưa hấu là lựa chọn hoàn hảo. Ăn 100g đường (khoảng 3 lon soda) sẽ cản trở đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu.
4. Dễ mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi sau 1 giờ tập gym là bình thường. Nhưng nếu bạn mệt mỏi sau những hoạt động đơn giản như leo 2 tầng cầu thang thì cần cảnh giác. Mệt mỏi và xanh xao không giải thích được có thể là dấu hiệu của đau tim. Mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chứng của suy gan cấp hoặc ung thư.
5. Nấc kéo dài
Nếu bị nấc liên tục và kéo dài, bạn cần đi kiểm tra. Theo kết quả một nghiên cứu, nấc liên tục có thể là triệu chứng của ung thư phổi hoặc đột quỵ. Các nguyên nhân khác gồm những “tổn thương choán chỗ” như khối u, thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc nhiễm herpes.
6. Thèm đá
Nếu bạn cảm thấy thèm đá một cách kỳ lạ, bạn có thể bị thiếu máu, nghĩa là cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu mang oxy tới các mô, do thiếu sắt. Bạn thèm đá vì lưỡi có thể bị đau hoặc sưng do thiếu máu.
7. Mũi khô
Sổ mũi khi bị cảm lạnh là cách cơ thể tự bảo vệ chống lại các vi-rút, nhờ những cái bẫy chất chầy. Điều này sẽ không xảy ra khi mũi bạn bị khô. Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi và có thể xâm nhập vào cơ thể mà không bị ngăn chặn. Khô mũi có thể là dấu hiệu của dị ứng. Nó cũng có thể liên quan với một số bệnh khác gồm hội chứng Sjögren – bệnh tự miễn gây ra tình trạng giảm tiết nước mắt và nước bọt.
8. Nướu răng sưng hoặc chảy máu
Sức khỏe của nướu có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe tim. Vi khuẩn tương tự có thể được tìm thấy trong các cơ quan. Nếu bạn bị bệnh nha chu, đó có thể là triệu chứng của bệnh tim. Những vấn đề ở nướu có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, bám vào các mạch máu tim. Kết quả là hình thành cục máu đông và thậm chí là đau tim.
9. Vấn đề về tập trung/gặp rắc rối với công việc
Tình trạng này được gọi là trầm cảm lâm sàng. Nếu bạn mất nhiều giờ để thực hiện những công việc đơn giản thường chỉ cần 20 phút, bạn có thể bị những vấn đề nghiêm trọng hơn là mệt mỏi hay thiếu ngủ. Nếu bạn không thể trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, có thể bạn đang bị trầm cảm mà không biết. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày.
10. Rối loạn thị lực
Đừng xem nhẹ việc bạn không thể đọc phụ đề trên màn hình tivi. Những rối loạn về mắt có thể cản trở đáng kể các hoạt động thiết yếu hàng ngày như đi mua sắm, làm việc nhà, đi bộ một mình. Hơn nữa, giảm thị lực có thể là dấu hiệu sớm của mù lòa, vốn là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Huyết áp cao có thể gây mờ mắt. Một nghiên cứu cách đây 2 năm chỉ ra rằng soi đáy mắt giúp xác định bệnh nhân bị huyết áp cao có nguy cơ đột quỵ cao nhất.
BS Cẩm Tú
Theo MSN
(Univadis)