Trong các loại rau củ quả phổ biến luôn có sẵn một lượng đường nhất định. Tìm hiểu về những thông số này sẽ giúp ích cho việc cân đối dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Loại rau quả |
Tổng lượng carbohydrate |
Tổng lượng đường |
Fructose |
Glucose |
Sucrose |
Trái cây |
|||||
Táo |
13.8 |
10.4 |
5.9 |
2.4 |
2.1 |
Mơ châu Âu |
11.1 |
9.2 |
0.9 |
2.4 |
5.9 |
Chuối |
22.8 |
12.2 |
4.9 |
5 |
2.4 |
Sung (khô) |
63.9 |
47.9 |
22.9 |
24.8 |
0.9 |
Nho |
18.1 |
15.5 |
8.1 |
7.2 |
0.2 |
Cam |
12.5 |
8.5 |
2.25 |
2 |
4.3 |
Đào |
9.5 |
8.4 |
1.5 |
2 |
4.8 |
Lê |
15.5 |
9.8 |
6.2 |
2.8 |
0.8 |
Dứa |
13.1 |
9.9 |
2.1 |
1.7 |
6 |
Mận |
11.4 |
9.9 |
3.1 |
5.1 |
1.6 |
Rau củ |
|||||
Củ dền |
9.6 |
6.8 |
0.1 |
0.1 |
6.5 |
Cà rốt |
9.6 |
4.7 |
0.6 |
0.6 |
3.6 |
Ngô ngọt (bắp Mỹ) |
19 |
6.2 |
1.9 |
3.4 |
0.9 |
Ớt chuông đỏ |
6 |
4.2 |
2.3 |
1.9 |
0 |
Hành tây |
7.6 |
5 |
2 |
2.3 |
0.7 |
Khoai lang |
20.1 |
4.2 |
0.7 |
1 |
2.5 |
Mía |
13 – 18 |
0.2 – 1.0 |
0.2 – 1.0 |
16 – 10 |
|
Củ cải đường |
17 – 18 |
0.1 – 0.5 |
0.1 – 0.5 |
16 – 17 |
Nguồn: USDA National Nutrient Database
Lượng đường có trong 100gr rau củ quen thuộc, ở Việt Nam nguồn nguyên liệu chính để tạo đường là từ cây mía.
Đường/ Sirô ngô (bắp)
Ngô ngọt hay ngô đường là loại có chứa tinh bột ít, bù lại hàm lượng đường có trong ngô cao, chủ yếu là sucrose. Tuy nhiên ngô có chỉ số glycemic thấp đến trung bình, do đó ngô nguyên hạt không làm cho đường huyết tăng nhanh.
Các sản phẩm đường đươc làm từ ngô trên thị trường phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường. Không chỉ vậy, sirô được làm từ ngô còn là một loại gia vị phổ biến trong các công thức làm kẹo, điển hình như Marshmallow.
Đường nho
Tuy có tên là “đường nho”, nhưng các bạn đừng lầm tưởng loại đường này được chiết xuất từ quả nho nhé. Đường nho còn được gọi là đường GDL (Glucono-Delta-Lacton), một loại phụ gia có nguồn gốc từ thiên nhiên, được tìm thấy chủ yếu trong nước hoa quả, mật ong, và rượu vang.
Đường nho khi dùng ban đầu có vị ngọt, rồi dần chuyển sang vị chua. Đây là loại phụ gia lý tưởng giúp món Tào phớ của chị em không những mịn đẹp mà còn ngon hết sẩy.
Đường cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt hay còn được gọi là cây cỏ đường, cỏ stevia, là một loại cỏ có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, Trung Mỹ. Cỏ ngọt được biết đến rộng rãi khi trong thành phần có chứa steviosides. Vì những steviosides này không ảnh hưởng lên nồng độ glucose máu, cho nên cỏ ngọt stevia có thể dùng làm phụ gia thực phẩm cho người ăn kiêng và người bị đái tháo đường.
Đường làm từ củ cải đường
Từ thế kỷ thứ 19, khi kỹ thuật chiết xuất đường đã xuất hiện, củ cải đường đã được xem là một trong những nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường. Hàm lượng sucrose có trong củ cải đường cao, thích hợp cho việc sản xuất đường.
Đường được làm từ củ cải đường thích hợp cho các món đồ ngọt, cà phê…
Đường mía
Có lẽ trong tất cả các loại đường được nêu trên, đường mía là loại đường quen thuộc với hầu hết các gian bếp của gia đình Việt, dưới hình thức đường tinh luyện và đường phèn. Nếu đường tinh luyện được sử dụng hằng ngày như một loại gia vị, thì đường phèn dường như không thể thiếu cho các món chè vào dịp lễ hay một chén tắc (quất) chưng khi trời chuyển lạnh. Đường phèn không những được dùng như một loại thực phẩm tạo vị ngọt, mà nó còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế. Công năng chủ trị: Đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm.
Ở nước ta, với nguồn nguyên liệu mía đường dồi dào, đường phèn cũng là một sản phẩm tiêu dùng thông dụng trong chế biến thức ăn và cho nhiều công dụng khác nữa. Tuy nhiên, có hai loại đường phèn: Phèn được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao và phèn được chế biến theo cách truyền thống. Điểm đặc biệt thú vị để phân biệt giữa hai loại đường phèn này là: đường phèn được sản xuất thủ công sẽ có những sợ chỉ bên trong, đường phèn sản xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có hạt đều đẹp, trong suốt tinh khiết và không có sợi chỉ bên trong viên đường. Thường để phân biệt giữa hai loại này, người tiêu dùng hay gọi ngắn gọn là “Đường Phèn Không Chỉ”.
Công nghệ sản xuất phèn hiện đại dùng phương pháp kết tinh chậm, quy trình sản xuất phải hoàn toàn khép kín nên độ tinh khiết cao, không lẫn tạp chất và đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Và vì dùng phương pháp kết tinh chậm tự nhiên, không lẫn những sợi chỉ bên trong nên gọi là Đường Phèn Không Chỉ.
Hầu hết các loại đường phèn trên thị trường hiện nay đều được sản xuất bằng cách thủ công, chính vì thế khi lựa chọn sản phẩm cần lưu ý để chọn được loại phèn sạch và tinh khiết nhất.
Đường phèn không những mang đến hương vị ngọt thanh mát, mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Có rất nhiều tiêu chí để bạn lựa chọn một sản phẩm đường: nguồn gốc, nguyên liệu, phương thức sản xuất, hương vị, dinh dưỡng, lợi ích,… tất cả phụ thuộc vào hiểu biết và nhu cầu của mỗi người.