Lương Nguyệt ([email protected]
Khi trẻ đã 6 tháng tuổi (được 180 ngày) thì ngoài việc bú sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung. Ban đầu cần cho trẻ ăn bột loãng rồi đặc dần, bát bột của trẻ cần đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, dầu mỡ và vitamin. Đạm hay protein có thể từ trứng, cá, thịt các loại hoặc sữa (bột ngọt) đều được.
Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến, trong trứng có đầy đủ các chất protein, chất béo, muối khoáng và tập trung ở lòng đỏ, đặc biệt chất protein của lòng đỏ có đầy đủ 10 axit amin cần thiết cho trẻ. Protein chỉ riêng của trứng gà thì tốt hơn thịt, cá nhưng nếu ăn cùng với ngũ cốc thì kém vì có dư thừa lysin, ngược lại methilin có nhiều trong trứng sẽ hỗ trợ cho thịt, cá, đậu đỗ rất tốt. Trong 3 loại trứng gà, vịt, chim cút thì các thành phần như: năng lượng, protein, lipid, glucid, canxi (Ca), sắt (Fe) là xấp xỉ nhau. Do vậy, tùy điều kiện trong gia đình có loại trứng nào thì nên dùng loại đó. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn lòng trắng, chỉ nên ăn lòng đỏ. Tuần có thể ăn 3-4 lần.
Nguyên tắc cho trẻ ăn cần thực hiện theo trình tự: 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn; 6 tháng trở lên cùng với sữa mẹ tập cho trẻ ăn bổ sung mỗi ngày 1-2 bữa bột loãng quấy đặc dần, mỗi bữa 4-6 thìa (tương đương 20-30ml); 7-8 tháng bú mẹ + 3 bữa bột đặc (2/3 bát, mỗi bữa và quả nghiền); Từ 9-11 tháng: bú mẹ + 3 bữa bột hoặc cháo (3/4 bát mỗi bữa) + 1 bữa phụ; Từ 12-24 tháng: bú mẹ + 3 bữa cháo đặc hoặc cơm nát (1 bát mỗi bữa) + 2 bữa phụ.
BS. Trần Kim Anh