1. Quan hệ tình dục gây đau đớn
Theo Infertility, sex không hề gây đau đớn. Bạn thấy khó chịu khi quan hệ là chuyện bình thường, nhưng nếu thường xuyên bị đau, hãy cho bác sĩ biết.
Quan hệ tình dục đau có thể do nhiều bệnh lý, tiếp diễn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lạc nội mạng tử cung, u xơ tử cung, dính vùng chậu và bệnh viêm vùng chậu là những bệnh lý có thể gây đau khi quan hệ tình dục và cũng gây vô sinh. Tình trạng này cũng khiến khó thụ thai.
Một số phụ nữ sẽ gặp đau đớn khi giao hợp, đặc biệt là xung quanh thời điểm rụng trứng. Nguyên nhân có thể do âm đạo bị khô, không chỉ làm cho việc quan hệ tình dục không thoải mái mà còn làm giảm tỷ lệ mang thai. Do đó đừng ngại kể cho bác sĩ nghe về điều này.
Ảnh minh họa: Infertility. |
2. Lông mọc bất thường trên mặt hoặc cơ thể
Sự phát triển bất thường của lông trên mặt hoặc trên cơ thể gọi là chứng rậm lông. Đây có thể là triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố, báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là thủ phạm phổ biến nhất gây tình trạng trên. Một số nguyên nhân khác như chứng tăng trưởng thượng thận bẩm sinh thể không cổ điển (NCAH), hội chứng hyperandrogenism (HAIR-AN, tức là nữ giới có hàm lượng hormone nam cao quá mức), hội chứng kháng insulin, bệnh gai đen, phát phì, khối u buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.
Tất cả những căn bệnh trên đều có thể gây vô sinh. Nhiều bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nếu muốn, bạn có thể tẩy lông, nhưng phải nói với bác sĩ về sự phát triển lông quá mức này.
3. Bạn bị đau khi đi đại tiện
Sự co bóp ruột có thể làm bạn khó chịu nhưng không gây đau. Nhiều bệnh khác có thể gây đau khi đi đại tiện. Ví dụ như bệnh lạc nội mạc tử cung vừa gây đau khi đi đại tiện, thậm chí đi tiểu tiện. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Chứng lạc nội mạng tử cung cũng là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.
Một nguyên nhân khác gây đau khi đại tiện là do IBS (hội chứng kích thích ruột), không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, IBS và bệnh viêm màng trong dạ con có thể xuất hiện cùng nhau, người bị IBS có nhiều khả năng mắc bệnh viêm màng trong dạ con cao hơn. Bệnh này rất khó chẩn đoán.
4. Khô âm đạo khi quan hệ
Nếu một người phụ nữ bị khô âm đạo, cô ấy và bạn tình thường cho rằng đó là do thiếu sự kích thích tình dục. Nếu cả 2 tiếp tục quan hệ, người phụ nữ sẽ đau đớn, dần dần dẫn đến lãnh cảm tình dục.
Khô âm đạo có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố, nhiễm trùng âm đạo, ngứa hoặc tác dụng phụ của thuốc, kể cả thuốc kích thích rụng trứng. Bạn có thể sử dụng một loại chất bôi trơn an toàn giúp việc quan hệ tình dục thoải mái hơn. Nhưng đừng dừng lại ở đó mà nên nói với bác sĩ phụ khoa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô âm đạo, bác sĩ có thể kê toa thuốc phù hợp. Chứng khô âm đạo cũng có thể được điều trị bằng các loại kem và chất bôi trơn.
5. Bạn đã từng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Nếu bạn từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI), đã điều trị thành công bằng thuốc kháng sinh, đừng nghĩ rằng không cần thiết phải nói kể với bác sĩ. Thực tế thuốc kháng sinh trị khỏi bệnh nhưng không thể cải thiện tình trạng tắc ống dẫn trứng và hydrosalpinx (ống dẫn trứng bị chặn hoặc đầy chất lỏng) có thể gây ra vô sinh.
6. Âm đạo có mùi bất thường
Nếu bạn đang lo lắng về mùi âm đạo của mình bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa. Mùi cơ thể nhìn chung là do vệ sinh kém, đã có xà phòng và chất khử mùi để khắc phục. Nhưng nếu bạn nhận thấy một mùi lạ, đặc biệt là mùi hăng ở âm đạo, có thể đã sự nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở âm đạo sẽ gây ra mùi hôi.
Trong thời gian mang thai, nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm khuẩn âm đạo nếu không được điều trị thường dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID), gây vô sinh. Hãy tạm gác các sản phẩm vệ sinh phụ nữ sang một bên, thay vào đó bạn nên nhấc điện thoại và lên lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa.
Bạn không nên sử dụng các dung dịch thụt rửa âm đạo để khử mùi vì chúng có thể trở thành nguyên nhân gây kích ứng và nhiễm trùng.
7. Không hứng thú với sex
“Tôi không hứng thú với chuyện quan hệ tình dục,” có vẻ như bạn nên nói câu này với một nhà tâm lý học thay vì một bác sĩ phụ khoa. Nhưng sự thiếu ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.
Ham muốn tình dục bắt nguồn từ nhu cầu sinh học của cơ thể. Khi bạn đến thời kỳ rụng trứng, các hormone sẽ làm tăng ham muốn tình dục. Nếu bạn không cảm thấy ham muốn tình dục, đó có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố, nên nói ngay với bác sĩ phụ khoa.
8. Bạn đang duy trì quan hệ tình dục không an toàn
Chỉ một lần quan hệ không an toàn có thể dẫn đến bệnh STI. Mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, kinh tế đều không tránh khỏi. Đa phần bệnh STD không có biểu hiện rõ ràng.
Nếu bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn hoặc đang lo lắng đối tác của mình đang có quan hệ tình dục không an toàn, hãy hỏi bác sĩ phụ khoa để được xét nghiệm STD. Không cần phải trình bày rõ chi tiết, chỉ cần yêu cầu kiểm tra là đủ. Hãy yên tâm, bác sĩ không phải là người phán xét bạn. Nhiệm vụ của họ là giúp đỡ bệnh nhân nên cần phải biết bạn có đang quan hệ tình dục không an toàn hay không.
Bạn đừng lo đối tác của mình biết về chuyện ấy. Hãy nhớ, bác sĩ không có quyền tiết lộ thông tin bệnh án của bạn cho bất kỳ ai. Đừng để sự sợ hãi ngăn cản bạn nhận các trợ giúp y tế.
Thanh Hiền