Cháu viết bài cũng dễ bị sai hàng. Có phải con tôi bị nhược thị? Dấu hiệu bệnh này thế nào?
Vũ Tuấn (Hà Nội)
Để biết con có bị nhược thị hay không cần căn cứ vào các dấu hiệu sau: Biểu hiện duy nhất của nhược thị là nhìn mờ, được biểu hiện khi: Trẻ tự phát hiện nhìn mờ; trẻ xem ti vi, đọc sách, viết ở khoảng cách gần; nheo mắt, dụi mắt khi xem ti vi; viết bị sai hàng; nghiêng đầu khi nhìn; khó khăn khi nhìn bảng, kêu ca là bị mỏi mắt…
Nhược thị có thể đưa đến nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin…) và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt bị lé, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị.
Việc điều trị nhược thị sẽ đem lại hiệu quả khi bệnh được phát hiện sớm. Nếu bệnh của trẻ được phát hiện quá muộn (nhất là sau 13 tuổi), việc điều trị sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám kiểm tra mắt nếu nghi ngờ hay phát hiện trẻ bị nhược thị. Bác sĩ sẽ khám, tìm ra nguyên nhân gây nhược thị, sau đó quyết định các bước điều trị.
BS. Hiền Thu