1. Gánh nặng của hạ đường huyết
Hạ đường huyết và dấu hiệu
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu thấp một cách bất thường. Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng hay gặp nhất là ở những người mắc đái tháo đường đang điều trị bằng một số loại thuốc viên tăng tiết Insulin và điều trị bằng insulin. Người bệnh có thể bị hạ đường huyết nếu1,2:
- Sử dụng thuốc không đúng cách
- Sử dụng chế độ ăn không cân đối (Tự ý ăn bữa không có tinh bột hoặc ít tinh bột hơn so với chỉ định của bác sĩ)
- Bỏ bữa hoặc ăn trễ hơn bình thường
- Hoạt động nhiều hơn bình thường
- Tiêm quá liều insulin hoặc uống thuốc quá liều
Các loại hạ đường huyết gồm: 1) hạ đường huyết nghiêm trọng: đòi hỏi sự hỗ trợ của người khác; 2) hạ đường huyết không nghiêm trọng: không đòi hỏi sự hỗ trợ từ người khác; 3) hạ đường huyết ban đêm chiếm tới một nửa các ca hạ đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường.3,4
Hạ đường huyết nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện hạ đường huyết thường đa dạng, nhưng đôi khi khó phát hiện nhất là đường huyết ban đêm. Một số biểu hiện thường gặp khi hạ đường huyết là5:
– Bủn rủn – Đói
– Tim đập nhanh – Mắt mờ
– Vã mồ hôi – Mệt mỏi
– Chóng mặt – Nhức đầu
– Bồn chồn – Căng thẳng
Hạ đường huyết là rào cản cho việc quản lý đái tháo đường tối ưu
Theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, do sợ bị hạ đường huyết và cảm giác khó chịu khi hạ đường huyết mà hầu hết bệnh nhân sẽ ăn nhiều hơn để tránh bị hạ đường huyết những lần tiếp theo. Một số bệnh nhân tự giảm liều insulin dẫn tới việc kiểm soát đường huyết không tốt và về lâu dài bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng. Đáng lo ngại hạ đường huyết ban đêm là nguy cơ đáng báo động vì bệnh nhân khó nhận biết.
Insulin là một thuốc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng insulin sớm sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa các biến chứng lâu dài6. Tuy nhiên, nỗi sợ về hạ đường huyết là nguyên nhân thường gặp đối với bác sĩ để khởi trị và tăng cường điều trị bằng insulin với bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt. Trong một nghiên cứu tại nhiều quốc gia, có tới 75% bác sĩ cho biết họ sẽ điều trị tích cực hơn nếu họ không phải lo ngại về hạ đường huyết7.
Hạ đường huyết là gánh nặng kinh tế và xã hội
Hạ đường huyết chiếm chi phí y tế đáng kể. Khi hạ đường huyết nặng, bệnh nhân phải nhập viện, thăm khám bác sỹ, điều trị nội trú… Các chi phí trực tiếp của hạ đường huyết nghiêm trọng là chi phí liên quan tới việc nhập viện, việc sử dụng que thử đường huyết thường xuyên hơn, mất năng suất lao động vì người lao động phải nhập viện sau hạ đường huyết nghiêm trọng. Một nghiên cứu thực hiện tại Malaysia với 1153 bệnh nhân đái tháo đường cho thấy một đợt nhập viện do hạ đường huyết nghiêm trọng có thể kéo dài tới 5 ngày8,9.
Hạ đường huyết làm giảm chất lượng cuộc sống
Hạ đường huyết ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người bệnh về mặt thể chất, tinh thần và hoạt động xã hội. Các khía cạnh trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng bao gồm công việc, đi lại, du lịch và các hoạt động giải trí. 11,12 Trong một nghiên cứu quốc tế, bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cho biết hạ đường huyết ảnh hưởng tới 40% khả năng tập trung và giảm 36% khả năng tham gia hoạt động thể dục thể thao12.
2. Giải pháp nào giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết
Điều đáng nói là nhận thức của bệnh nhân về hạ đường huyết chưa cao. Nâng cao nhận thức, giáo dục bệnh nhân về cách phòng ngừa và xử trí hạ đường huyết chính là giải pháp hiệu quả.
Hiện nay, các cơ sở điều trị đái tháo đường đã và đang sử dụng các liệu pháp điều trị khác nhau bằng thuốc viên và insulin để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân. Với các liệu pháp thông thường, hạ đường huyết, có thể là rào cản cho việc đạt mục tiêu điều trị cho cả bệnh nhân và bác sỹ.
Tại Hội thảo cập nhật Đái tháo đường thường niên (VNDU) được tổ chức ngày 9 tháng 7 năm 2017 tại Đà Nẵng, các bác sĩ đã thảo luận về cách tiếp cận đa chiều trong quản lý đái tháo đường típ 2. Các chuyên gia nội tiết và đái tháo đường cũng thảo luận về kết quả của các chương trình nghiên cứu lâm sàng BEGIN® và BOOST® với 11000 người tham gia, gồm 06 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, điều trị theo mục tiêu tại 30 quốc gia trên thế giới về insulin thế hệ mới chứa hoạt chất IDegAsp. Kết quả nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả vì IDegAsp vừa giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả vừa giảm nguy cơ hạ đường huyết13,14,15
Lê Hảo
Tài liệu tham khảo:
1. Briscoe VJ et al., Hypoglycemia in type 1 and type 2 diabetes: physiology, pathophysiology, and management. Clin Diabetes. 2006;24: 115-21.
2. Workgroup on Hypoglycemia, American Diabetes Association. Defining and reporting hypoglycemia in diabetes: a report from the American Diabetes Association Workgroup on Hypoglycemia. Diabetes Care. 2005;28:1245–9.
3. Leese GP, Wang J, Broomhall J, et al. Frequency of severe hypoglycemia requiring emergency treatment in type 1 and type 2 diabetes: a population-based study of health service resource use. Diabetes care. 2003;26(4):1176-–1180.
4. Allen KV, Frier BM. Nocturnal hypoglycemia: clinical manifestations and therapeutic strategies toward prevention. Endocrine practice: official journal of the American College of Endocrinology and the American Association of Clinical Endocrinologists. 2003;9(6):530–543.
5. Holt R, Cockram CS, Flyvbjerg A, Goldstein BJ. International Textbook of Diabetes Mellitus, 4th Edition. Backwell Publishing Ltd. 2010
6. Nathan DM, Buse JB, Diabetes Care. 2009;32(1):193-203
7. Peyrot et al, Diabet Med 2012;29(5):682-9.
8. Z Hussein NK, SP Chan, WM Wan Bebakar, AV Gadekar, A Jain. Survey on hypoglycaemia among insulin-treated patients with diabetes in the Malaysian cohort of the global HAT study. National Diabetes Institute ‘Diabetes Asia 2015’ conference; 6–9 August 2015; Kuala Lumpur, Malaysia.
9. Syed Mohamed Aljunid AMN, Aniza Ismail. Estimation of National Economic Burden of Hypoglycaemia Among Type 2 Diabetes Mellitus Patients in Malaysia. ISPOR 7th Asia-Pacific Conference; 3-6 September 2016, 2016; Singapore.
10. Jönsson, L et al, J Value Health 2006;9:193–198. Farmer A et al, Curr Med Res Op 2008;24:3097–3104. Amiel, SA et al, Diabet Med 2008;25:245–254
11. Frier BM, Diabetes Metab Res Rev 2008;24(2):87-92.
12. Brod et al, Curr Med Res Opin 2012;28(12):1947-58.
13. Wangnoo SK, Chowdhury S, Rao PV. Treating to target in type 2 diabetes: the BEGIN trial programme.J Assoc Physicians India 2014 Jan;62(Suppl. 1):21–6.
14. Onishi Y, Ono Y, Rabøl R, Endahl L, Nakamura S, Superior glycaemic control with once-daily insulin degludec/insulin aspart versus insulin glargine in Japanese adults with type 2 diabetes inadequately controlled with oral drugs: a randomized, controlled phase 3 trial. Diabetes, Obesity and Metabolism 2013; 15:826-832
15. Fulcher GR, Christiansen JS, Bantwal G, et al. Comparison of insulin degludec/insulin aspart and biphasic insulin aspart 30 in uncontrolled, insulin-treated type 2 diabetes: a phase 3a, randomized, treat-to-target trial. Diabetes Care 2014;37:2084–90