Mặc dù thảo dược trị ho được ưu tiên sử dụng hơn các loại thuốc ho hóa dược nhưng không phải 100% thảo dược đều an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau đây là một số lưu ý giúp cha mẹ sử dụng thảo dược trị ho cho bé hiệu quả và an toàn.
Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng là thực phẩm an toàn, đặc biệt là với trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ cho nên mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
Khoảng 5% nguồn mật ong trên thị trường chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc. Khi xâm nhập vào bụng trẻ bào tử sẽ phát triển và sản xuất độc tố toxin, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc hoặc có thể là những bệnh lý trầm trọng. Với người lớn hoặc trẻ lớn, do sức đề kháng của cơ thể cao nên ít khi bị nặng, dấu hiệu ngộ độc thường nhẹ nên có thể không phát hiện mật ong có chứa nguồn độc tố. Trong khi đó, trẻ sơ sinh bị ngộ độc từ mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe trong những năm đầu đời và kéo dài về sau.
Một số loại tinh dầu thảo dược chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi
Tinh dầu thảo dược cũng thường được sử dụng để massage, tắm hoặc trị ho, cảm cúm cho trẻ em. Trong đó các tinh dầu hay được sử dụng là tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol. Tinh dầu bạc hà nếu được bôi trực tiếp vào mũi hay nhỏ vào họng trẻ nhỏ có thể gây ức chế hô hấp và tuần hoàn dẫn đến ngừng thở và ngừng tim. Đã có những trường hợp trẻ phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tim và phổi gần như ngừng hoạt động do sử dụng tinh dầu trị ho, cảm.
Một số chế phẩm thuốc ho chứa tinh dầu bạc hà cũng nên được thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị ho không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Đa số thực phẩm chức năng mặc dù có nguồn gốc là thảo dược tương tự với thuốc ho thảo dược nhưng được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh.
Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phân biệt thuốc ho thảo dược và thực phẩm chức năng để có lựa chọn đúng cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nôi – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Tiêu chí khác biệt giữa thuốc ho thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho ở chỗ:
Thuốc ho thảo dược thường ở dạng si rô, dạng gói liquid… Sản phẩm phải được công bố trên nhãn là thuốc điều trị, kiểm nghiệm tác dụng điều trị ho, có kiểm nghiệm lâm sàng trên chính sản phẩm và phải được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có chỉ định rõ ràng, liều dùng và cách dùng.
Còn thực phẩm chức năng thường có khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì chưa có nghiên cứu.”
Để trị ho cho bé hiệu quả, cha mẹ nên chú ý tìm ra căn nguyên gây ho cho trẻ. Trong trường hợp bé có dấu hiệu bệnh nặng, cần đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Khi điều trị ho cho bé bằng thảo dược cần cân nhắc loại thuốc ho thảo dược được phép dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền. Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016. Thông tin truy cập website hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866 |