Nhổ răng khi niềng: “1001 nỗi trăn trở” được chuyên gia “gỡ rối”

Chào Yến Nhi, về thắc mắc “niềng răng có phải nhổ răng không?”, Bác sĩ Nguyễn Kim Hoàng, Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP. HCM, Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental, giải đáp cho bạn như sau:

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Việc nhổ răng còn phải thuộc vào tình trạng răng của từng người. Chỉ định nhổ răng được Bác sĩ đưa ra nhằm mục đích tạo khoảng trống trên cung hàm để răng di chuyển trong quá trình niềng.

Đặc biệt, nếu răng của bạn thuộc tình trạng hô, vẩu hoặc mọc chen chúc thì chỉ định nhổ răng gần như là bắt buộc.

Hiểu một cách đơn giản, nếu răng của bạn bị hô và vẩu ra phía trước, khung xương hàm đã phát triển cân đối với toàn bộ khuôn mặt. Bác sĩ sẽ không thể di chuyển những chiếc răng hô phía trước lùi về sau, xếp đều hai hàm được nếu không có bất kỳ một khoảng trống nào.

Tình trạng răng hô, vẩu, mọc chen chúc thường phải nhổ răng khi niềng (ảnh minh họa)

Bác sĩ Hoàng gợi ý một số trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng để Yến Nhi tham khảo nhé!

● Niềng răng trong độ tuổi trưởng thành: Lúc này xương hàm đã cứng chắc và cân đối với khuôn mặt. Do đó, khi niềng răng bạn cần phải nhổ răng để có khoảng trống giúp răng di chuyển thuận lợi hơn.

● Răng bị các khiếm khuyết chen chúc, khấp khểnh, hô, vẩu cần khoảng trống để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm. Do đó chỉ định nhổ răng được đưa ra là hoàn toàn cần thiết.

●  Nhổ răng khôn khi niềng: Do tính chất mọc cuối cùng nên gần như răng khôn không còn chỗ trên cung hàm. Vì thế, nó có xu hướng mọc ngầm hoặc đâm ngang những răng khác. Điều này vô tình làm lệch lạc những răng kế cận hoặc cả hàm răng, gây đau nhức răng, khó chịu… Do đó để có khoảng trống di chuyển răng, tránh những nguy cơ xô lệch không mong muốn, Bác sĩ sẽ giúp bạn làm tiểu phẫu nhổ bỏ răng khôn trước khi niềng.

Chỉ định nhổ răng khi niềng được Bác sĩ cân nhắc kỹ sau khi xem xét phim X-Quang trong miệng, ngoài mặt…

Trong một số trường hợp có thể niềng răng không cần phải nhổ răng như tình trạng thưa răng hoặc cung hàm có độ lớn hơn cung răng hoặc đã bị mất răng trước đó.

Bạn không cần quá băn khoăn về việc nhổ răng khi niềng răng mà thay vào đó, Yến Nhi có thể đến nha khoa chuyên sâu về niềng răng để chụp phim X-Quang cũng như để Bác sĩ chẩn đoán xem với tình trạng răng của bạn có cần phải nhổ răng hay không nhé!

Chào Bác sĩ, răng của em bị hô, đi khám thì Bác sĩ bảo phải nhổ răng mới có thể niềng được? Nhưng mẹ em bảo nhổ răng có thể bị thần kinh! Em hoang mang quá! Bác sĩ cho em lời khuyên ạ! Thanh H. (15 tuổi) – Q.1, TP. HCM

Chào Thanh Hiền, với lo lắng nhổ răng có thể bị thần kinh của mẹ Hiền, Bác sĩ Hoàng hiểu và đồng cảm rất nhiều! Lo lắng của mẹ em xuất phát từ sự yêu thương con gái, không có gì là sai cả mà ngược lại rất đáng trân trọng. Trên thực tế, điều mà mẹ Hiền quan tâm cũng không hoàn toàn vô lý, bởi lẽ sâu dưới chân răng là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, nếu không cẩn thận hoặc không tỉ mỉ xem xét phim X-Quang mà nhổ răng bừa có thể dẫn đến nhiều nguy cơ không mong muốn.

Nhổ răng khi niềng răng là một dạng tiểu phẫu tương đối đơn giản trong nha khoa, được thực hiện nhẹ nhàng bằng cách gây tê tại chỗ, răng được lấy nguyên vẹn khỏi ổ răng.

Tuy nhiên, chỉ định nhổ răng khi niềng cần được Bác sĩ chỉnh nha đưa ra khi đã cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng, trong trường hợp thực sự cần thiết và luôn ưu tiên sức khỏe, sự an toàn tuyệt đối cho người niềng răng.

Do đó Thanh Hiền đừng quá lo lắng về việc “nhổ răng khi niềng có bị ảnh hưởng thần kinh không?”. Thay vào đó, Hiền có thể thuyết phục mẹ cùng đến nha khoa chuyên về niềng răng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, chi phí niềng răng hợp lý để được Bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé!

Lựa chọn nha khoa uy tín, chi phí hợp lý để đảm bảo an toàn khi nhổ răng để niềng răng ( Ảnh minh họa)

Bác sĩ ơi, em nghe nói, niềng răng phải nhổ mấy cái răng, nhổ nhiều răng như thế liệu có bị hóp má không ạ? Phương Uyên (23 tuổi) – H. Hóc Môn, TP. HCM

Phương Uyên thân mến, về thắc mắc “nhổ răng có bị hóp má hay không?”, Bác sĩ Hoàng giải đáp cho em như sau:

Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng má bị hóp có thể do thói quen ăn nhai trong quá trình chỉnh nha. Một trong những thành phần giúp má đầy đặn hơn đó chính là hệ thống các cơ như: Cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé… giúp nâng đỡ phần má đầy đặn hơn.

Khi chỉnh nha, bạn có thể thường ăn những thức ăn mềm, lực nhai ít hơn bình thường. Hệ thống cơ làm đầy má cũng tương tự như những bộ phận khác của cơ thể. Khi bạn hoạt động nhiều, ăn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ đầy đặn hơn. Nhưng ngược lại, nếu bạn lười hoặc ít ăn nhai, các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng má bị hóp.

 

Má được cấu tạo bởi rất nhiều khối cơ liên kết chặt chẽ với nhau, hệ thống răng và xương hàm sẽ giúp má của bạn trông đầy đặn và căng tròn hơn.

Trường hợp bị hóp má chỉ xảy ra khi số lượng răng trên cung hàm bị mất nhiều. Chỗ răng bị mất xảy ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, lúc này các khối cơ không còn nơi nâng đỡ hay làm đầy, theo cơ chế tự nhiên sẽ chùng xuống dẫn đến hiện tượng hóp má.

Nói như thế không có nghĩa là hễ nhổ răng thì sẽ bị hóp má. Khi nhổ răng thì phần xương ổ răng bị tiêu hõm là điều đương nhiên. Nhưng bạn không nên nhầm lẫn xương ổ răng là xương hàm. Dù xương ổ răng có bị tiêu hõm chỗ răng bị nhổ để niềng thì cũng không xảy ra tình trạng tiêu xương hàm dẫn đến hóp má như bạn nghĩ.

Ngoài ra, tình trạng hóp má, gương mặt trông gầy gò sau khi niềng răng còn có thể do chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tâm lý lo lắng, stress… Khi niềng răng cũng như giai đoạn nhổ răng để niềng, bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không cần quá kiêng khem, chú ý những món ăn mềm, dễ nhai trong thời gian đầu để không bị hóp má, sụt cân…

Theo Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental

Rate this post