Triệu chứng thường thấy là phía ngoài khớp khuỷu tay đau nhức, cầm nắm khó khăn; khi quay cánh tay, co duỗi khớp cổ tay thấy đau lan truyền xuống dưới; phía bên ngoài khớp khuỷu tay, xương cổ tay có những điểm đau, sưng tấy.
Huyệt khúc trì.
Nguyên nhân phần lớn do vận động quá mạnh hoặc cầm vật quá nặng hoặc bị ngã, kéo co, làm trở ngại sự vận hành của kinh khí, gân mạch khớp bị tổn thương. Phép trị: lấy huyệt nơi đau là chính. Bệnh mới thì tác động mạnh. Nếu bị đau lâu thì dùng phép bổ kết hợp cứu bằng điếu ngải.
Phương pháp day bấm huyệt: gập khuỷu tay đau để lên đùi, dùng đầu ngón tay cái của tay kia bấm lần lượt các huyệt: khúc trì, thủ tam lý, thiếu hải, tiểu hải, thiên tỉnh. Bấm rồi thả liên tục 15 lần cho mỗi huyệt. Tác dụng: hành khí thông kinh lạc, giúp hồi phục công năng của khuỷu tay bị thương. Khi day bấm huyệt cần phối hợp động tác co duỗi, quay cánh tay để khớp khuỷu được vận động.
Các bài thuốc xông rửa đắp ngoài
1. Hành củ 20g, gừng già 6g, lá hẹ 20g. Nghiền nát các vị thuốc trên đắp chỗ đau ở khuỷu tay, băng chặt lại. Cách ngày thay thuốc 1 lần.
2. Gừng tươi 10g giã nhỏ vắt nước, hành củ tươi 5 cây giã nát nhuyễn, bột đại hoàng sống 4g, rượu trắng và bột mì một ít trộn đều đắp vết đau, ngày 1 lần.
3. Hành 1 nắm, gừng tươi 30g, xuyên khung 30g. Tất cả cho vào ấm sắc, đem xông khuỷu, cánh tay đau.
4. Chương mộc 60g, tô mộc 30g, lá ngải cứu 15g, sắc nước xông rửa ngày 1 lần.
Vị trí huyệt thiếu hải.
Các món ăn thuốc hỗ trợ điều trị
Cháo đỗ đen: đỗ đen 100g, tô mộc 15g, kê huyết đằng 30g, gạo lức 100g. Đỗ đen rửa sạch cho vào nồi, nước vừa phải đun chín dở. Các vị thuốc tô mộc, kê huyết đằng sắc với nước trong 40 phút rồi lọc bỏ bã lấy nước, cho đỗ đen chín dở và gạo lức đã vo sạch, lại thêm nước cho vừa đủ, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo, thêm đường đỏ tùy thích. Chia ăn 2 lần trong ngày.
Nguyên nhân viêm khớp cánh tay ngoài do lặp đi lặp lại các động tác xoay cánh tay, co duỗi khớp khuỷu tay trong thời gian dài, cổ tay và cánh tay vận động quá sức với một lực tác động quá lớn.
Cháo củ từ, hồng táo: củ từ tươi 100g, hồng táo 10 quả, gạo lức 250g. Đem 3 vị rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Ăn lúc nóng ngày 2 lần.
Canh lá lách lợn nấu hoài sơn: hoài sơn 40g, hoàng kỳ 29g, ý dĩ 10g, lá lách lợn 1 bộ. Muối, hành lá, rau mùi, tiêu bột mỗi thứ một ít. Rửa sạch hành, giã nhuyễn cọng hành trắng, lá hành cắt khúc, để sẵn. Ý dĩ rửa sạch ngâm nước cho nở. Hoàng kì, hoài sơn rửa qua để ráo. Lá lách lợn rửa sạch cắt miếng ướp với cọng hành trắng dã nhuyễn, chút muối, để khoảng 15 phút. Cho ý dĩ, hoàng kỳ, hoài sơn, lá lách vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đến khi hoài sơn nở mềm là được, nêm các gia vị. Ăn trong ngày.
Khúc trì: Co khủyu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủyu.
Thủ tam lý: Dưới huyệt khúc trì 2 tấc, trên đường nối khúc trì và dương khê.
Thiếu hải: Co tay, huyệt nằm ở cuối đầu nếp gấp khuỷu tay, mặt trong cánh tay, cách mỏm trên lồi cầu trong 0,5 tấc.
Tiểu hải: Co khuỷu tay, huyệt ở giữa mỏm khuỷu và mỏm trên ròng rọc đầu dưới xương cánh tay, nơi tận cơ tam đầu cánh tay.
Thiên tỉnh: Chỗ lõm trên đầu mỏm khuỷu xương trụ, trên khớp khuỷu 1 tấc, nơi gân cơ tam đầu cánh tay.
Lương y Thái Hoè