10 thực phẩm tự nhiên hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết tại Mỹ, cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh huyết áp cao.

Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ và đau tim. Khi huyết áp đạt 140/90 mm Hg hoặc cao hơn thì được coi là huyết áp cao hay tăng huyết áp. Hầu hết những người mắc tăng huyết áp đều không có bất cứ triệu chứng gì, nhưng tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Có nhiều yếu tố dẫn tới tăng huyết áp bao gồm hút thuốc, ít vận động cơ thể, dư thừa muối, uống nhiều rượu, béo phì, căng thẳng, di truyền và tuổi tác.

Nên kiểm soát và hạn chế những yếu tố dẫn tới tăng huyết áp. Chúng ta cũng có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa và ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, bạn cũng nên uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

dieu-tri-tang-huyet-ap

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.

Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp

1, Khoai

Khoai là thực phẩm giàu phytochemical có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng của tăng huyết áp. Bên cạnh đó, khoai còn chứa magnesium và potassium, là hai khoáng chất chống tăng huyết áp.

Theo nghiên cứu của Đại học Scranton, Hoa Kỳ, khoai, đặc biệt là khoai có màu tím như khoai lang tím hay khoai môn tím có thể góp phần giảm huyết áp cho người bệnh tăng huyết áp và béo phì. Nó có thể làm giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

Bạn có thể ăn khoai luộc, nướng hoặc chế biến những món ăn từ khoai cũng rất tốt.

2, Cần tây

Một trong những lời khuyên về việc làm thế nào để tự điều trị huyết áp cao tự nhiên tại nhà là sử dụng cần tây.

Trong cần tây có chứa phytochemical được gọi là 3-N-butylphthalide có thể giúp thư giãn các mô của động mạch, giúp giảm huyết áp và tăng lưu lượng trong máu. Ngoài ra, một số chất như kali và magiê trong cần tây giúp điều chỉnh mức huyết áp rất hiệu quả.

Theo Medicinal Food (Thực phẩm chữa bệnh), các tinh chất được chiết xuất từ hạt cần tây có chứa thuộc tính chống tăng huyết áp và có thể điều trị mãn tính cao BP.

3, Rau chân vịt

Trong rau chân vịt có chứa chất chống oxy hóa, magiê, kali, nitrat và folate các chất này có tác dụng làm giảm huyết áp hiệu quả.

Theo Hiệp hội NO (Nitric Oxide Society), rau chân vịt chứa hàm lượng nitrat rất phong phú, có tác dụng giảm áp lực mạch và huyết áp tâm thu. Ngoài ra, rau chân vịt còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở cả nam giới và phụ nữ.

4, Củ cải đường

Một nguyên liệu từ thiên nhiên khác có thể điều trị bệnh tăng huyết áp là củ cải đường (củ cải trắng hoặc củ cải tía).

Nghiên cứu của Đại học Queen Mary ở London cho thấy, nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp.

Nitrat trong củ cải đường sẽ được chuyển đổi thành nitrit và sau đó chuyển sang dạng khi được gọi là oxit nitric, giúp hạ huyết áp và mở rộng động mạch. Ngoài ra củ cải đường còn có tác dụng giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác.

Hãy uống 1 ly nước ép củ cải đường mỗi ngày để điều trị bệnh cao huyết áp của bạn. Hoặc bạn có thể thêm nguyên liệu này vào các món ăn hằng ngày.

5, Quả việt quất

Quả việt quất hay việt quất đen là trái cây rất dồi dào một chất flavonoid có tên gọi anthocyanin có thể ngăn ngừa tăng huyết áp. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong trái cây này có thể giúp cải thiện và duy trì sự lưu thông của động mạch, do đó có thể kiểm soát mức huyết áp trên cơ thể bạn.

Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, anthocyanins giúp ngăn ngừa tăng huyết áp ở người lớn.

6, Cà chua

ca-chua-ho-tro-dieu-tri-tang-huyet-ap

Cà chua có chứa các chất lycopene và carotenoid với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể chống lại các gốc tự do, giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch và giảm huyết áp hiệu quả. Người ta đã phát hiện ra rằng: uống 250 mg hàm lượng dinh dưỡng được chiết xuất từ cà chua mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Maturitas lycopene cho thấy cà chua có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu lớn. Hãy uống 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến cà chua trong bữa ăn hàng ngày.

7, Dầu Oliu

Một cách điều trị huyết áp cao tự nhiên tại nhà là sử dụng tinh dầu Oliu.

Tinh chất dầu Oliu có chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, có tác dụng bảo vệ LDL cholesterol từ quá trình oxy hóa và hạ huyết áp. Hơn nữa dầu Oliu có tác dụng làm bão hòa đơn axit béo giúp hỗ trợ trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu đăng trên Archives of Internal Medicine cho thấy dầu Oliu được coi như một “liều thuốc” hạ huyết áp hàng ngày.

Bạn hãy bổ sung 2-3 muỗng tinh dầu Oliu mỗi ngày để cảm nhận những hiệu ứng tuyệt với đối với bệnh tăng huyết áp. Bạn có thể chế biến vào các món ăn hay sử dụng thay thế dầu ăn thông thường.

8, Chuối

thuc-pham-ho-tro-dieu-tri-tang-huyet-ap

Ăn 1 hoặc 2 quả chuối mỗi ngày cũng là cách giúp giảm huyết áp. Hàm lượng kali trong chuối làm giảm ảnh hưởng của natri, do đó có tác dụng điều trị huyết áp. Trong thực tế việc tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chứa nhiều kali giúp ngăn ngừa bệnh tim và giảm rủi ro các cơn đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch- Tăng huyết áp Hoa Kỳ, tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng kali sẽ có tác dụng giảm huyết áp.

Đây cũng là biện pháp điều trị bệnh huyết áp cao tại nhà đơn giản, rẻ và hiệu quả cao. Vì vậy, những ai mắc bệnh tăng huyết áp không nên bỏ qua loại thực phẩm này.

9, Tỏi

10-thuc-pham-tu-nhien-ho-tro-dieu-tri-tang-huyet-ap

Tỏi cũng là thực phẩm giúp giảm huyết áp hiệu quả. Tỏi có tác dụng làm thư giãn các mạch máu bằng cách thúc đẩy sản xuất oxit nitric, và lần lượt làm hạ mức huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu.

Các tinh chất trong tỏi có tác dụng mạnh trong việc giảm huyết áp và được coi như là thần dược đối với những người sống chung với bệnh tăng huyết áp.

Tỏi còn hỗ trợ tăng lưu thông máu, làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hãy ăn 2 hoặc 3 tép tỏi khi đang đói. Bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

10, Chanh

Chanh là loại trái cây thuộc họ cam quýt phổ biến và rất quen thuộc với chúng ta. Nó có tác dụng trong việc điều chỉnh BP cao và các chất chống oxy hóa như vitamin C có trong chanh có thể giúp trung hòa những tác hại của gốc tự do. Điều này có thể giúp hạ cholesterol, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, chanh rất giàu kali có thể hạ huyết áp bằng cách làm giảm các tác động của natri. Ngoài ra, đi bộ thường xuyên và uống nước chanh có tác dụng tốt góp phần hạ huyết áp tâm thu.

Hãy uống một cốc nước ấm pha một chút nước cốt chanh vào buổi sáng khi mới thức dậy để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên thêm đường hoặc muối vào nước chanh.

Vũ Thị Vẻ

(theo VKool)

Rate this post