Tuyến tiền liệt là một tuyến quan trọng của hệ niệu sinh dục nam giới, không thành đôi, có hình trụ, hình dáng bên ngoài giống như hạt dẻ, nặng khoảng 20g, nằm ở dưới cổ bàng quang, bao quanh phần tuyến tiền liệt niệu đạo.
Tuyến tiền liệt chia làm 5 thùy: Thùy trước, thùy giữa, thùy sau và thùy hai bên.
Khi thùy giữa tăng trưởng làm cho niêm mạc bàng quang phía sau cửa ra của niệu đạo lồi lên, từ đó chèn ép cửa ra của niệu đạo, rất dễ gây nên việc đi tiểu khó khăn.
Nguyên nhân gây ung thư (UT) tuyến tiền liệt (TTL) còn chưa được biết rõ nhưng qua một số bằng chứng về dịch tễ học người ta thấy ung thư tiền liệt tuyến (UTTLT) có liên quan tới chế độ ăn và gen. Nguy cơ mắc UTTTL tăng lên cùng với hàm lượng chất béo trong chế độ ăn. Người có cha hoặc anh em ruột mắc UTTTL có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 4 lần so với người thường. Bệnh hay gặp ở người sau 50 tuổi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội phòng chống UT Hoa Kỳ, để sàng lọc, phát hiện sớm UT tuyến tiền liệt nên tiến hành thăm khám trực tràng bằng tay hàng năm kết hợp với định lượng PSA ở đàn ông 50 tuổi trở lên.
Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến có khó?
Các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến
Biểu hiện lâm sàng
Ở giai đoạn sớm: Các triệu chứng biểu hiện sự xâm lấn hoặc chèn ép gây cản trở đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không hết nước tiểu, tiểu ban đêm, đôi khi bí đái và đái máu.
Giai đoạn lan tràn tại chỗ: Bí đái là triệu chứng thường gặp nhất, có thể kèm theo các triệu chứng khác như đái máu, nhiễm trùng tiết niệu thứ phát, u xâm lấn rộng gây chèn ép trực tràng hoặc cương đau dương vật.
Giai đoạn muộn: Ngoài các triệu chứng tại chỗ, các triệu chứng di căn có thể biểu hiện rầm rộ hoặc âm thầm qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nhờ gợi ý của tăng chất chỉ điểm u PSA. Di căn xương (đau xương, gãy xương bệnh lý…); các hội chứng về thần kinh do u di căn đốt sống gây chèn ép tủy sống (yếu liệt hai chi dưới, liệt nửa người…); muộn hơn có thể gặp di căn não, phổi, gan, dạ dày, tuyến thượng thận, ống tiêu húa; hội chứng thiếu máu, đông máu nội mạch rải rác.
Khám lâm sàng
Thăm trực tràng bằng tay là động tác đơn giản nhưng có giá trị chẩn đoán cao. Qua thăm trực tràng có thể phát hiện thấy khối u, đánh giá tuyến tiền liệt về mật độ, kích thước, mức độ xâm lấn xung quanh, đặc điểm của rãnh giữa, tình trạng của thành trực tràng, sự hẹp lòng trực tràng.
Cận lâm sàng
Định lượng PSA: PSA là kháng nguyên đặc hiệu tổ chức tuy nhiên nó không phải là kháng nguyên đặc hiệu chẩn đoán UTTTL. PSA có thể tăng trong các trường hợp viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, các thủ thuật can thiệp đến tuyến tiền liệt như sinh thiết chẩn đoán hoặc phẫu thuật cắt u qua đường niệu đạo. Giá trị PSA bình thường < 4ng/mL. Độ nhạy của xét nghiệm này trong chẩn đoán UTTTL khoảng 80%, độ đặc hiệu từ 15 - 20%. Hiện tại PSA được ứng dụng như một test sàng lọc khi kết hợp với thăm khám trực tràng bằng tay, đồng thời có giá trị trong việc đánh giỏ kết quả điều trị và theo dõi sau điều trị.
Siêu âm nội trực tràng: Được áp dụng trong quan sát tuyến tiền liệt từ những năm 80 của thế kỷ XX. Phương pháp này có giá trị chẩn đoán chính xác hơn so với thăm trực tràng, có vai trò quan trọng đánh giá giai đoạn và hướng dẫn sinh thiết khối u qua thành trực tràng một cách chính xác. Gần đây siêu âm Doppler nội trực tràng được áp dụng cho phép đánh giá rõ hơn sự lan tràn của khối u và các mạch máu lân cận.
Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vùng tiểu khung có giá trị xác định mức độ xâm lấn xung quanh của khối u, di căn hạch chậu, tuy nhiên với những trường hợp tổn thương có các yếu tố thuận lợi hoặc PSA nhỏ hơn 10 ng/ml thì chụp cắt lớp là không cần thiết vì khả năng tìm thấy hạch chậu rất thấp.
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): Có giá trị đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào tổ chức xung quanh và hạch vùng, với kỹ thuật MRI nội trực tràng cho phép đánh giá kích thước u chính xác hơn.
Chụp PET (Positron Emission Tomography): Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng các chất gắn đồng vị phóng xạ và mới được đưa vào áp dụng tại một số trung tâm lớn, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu mới đây PET có vai trò hạn chế trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
Sinh thiết: Sinh thiết kim đường tầng sinh môn hoặc qua thành trực tràng có hoặc không có hướng dẫn của siêu âm có giá trị chẩn đoán mô bệnh học chính xác. Sinh thiết tất cả các điểm nghi ngờ khi nhìn thấy hoặc sờ thấy trên lâm sàng, ngoài ra cần sinh thiết ít nhất 6-12 vị trí khác nhau ở tuyến tiền liệt để có chẩn đoán chính xác.
Xạ hình xương: Đánh giá tình trạng di căn xương chính xác hơn chụp X quang thông thường.
Một số xét nghiệm khác đánh giá tình trạng lan tràn của bệnh như siêu âm ổ bụng, X quang phổi, đánh giá chức năng gan, thận, hệ tạo huyết.
Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt UTTLT với bệnh phỡ đại lành tính tuyến tiền liệt, sỏi, nang tuyến tiền liệt, lao tuyến tiền liệt, viờm tuyến tiền liệt.
Điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp phải dựa vào mức độ xâm lấn của u, độ mô học, mức độ PSA máu, tuổi và thể trạng chung của người bệnh, tác dụng phụ liên quan của phương pháp điều trị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đối với bệnh nhân dưới 60 tuổi giai đoạn T1a có thể không điều trị chỉ cần theo dừi chặt chẽ. Cỏc trường hợp cũn lại ở giai đoạn cũn khu trỳ tại tuyến tiền liệt (T1b,1c, 2), phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt để và xạ trị liều cao có hiệu quả như nhau. Theo dừi đơn thuần có thể áp dụng cho các trường hợp độ mô bệnh học thấp, u khu trú tại TTL. Giai đoạn III của bệnh thường được điều trị bằng xạ trị. Bệnh nhân tuổi cao, tỡnh trạng sức khỏe chung khụng được tốt có thể không cần áp dụng phương pháp điều trị gỡ do tiến triển tự nhiờn của bệnh thường chậm. Bệnh nhân giai đoạn muộn đó cú di căn thường được điều trị ban đầu bằng nội tiết có thể kèm theo hoặc không kốm theo xạ trị. Các trường hợp di căn nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng có thể chờ tới khi có triệu chứng lâm sàng mới tiến hành điều trị. Hiệu quả tác dụng của thuốc không phụ thuộc vào khoảng thời gian chờ đợi này.
Phòng bệnh ung thư tiền liệt tuyến thế nào?
Tập thể dục và vận động vài giờ mỗi tuần có thể phòng tránh béo phì và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật.
“Yêu” đều đặn để giúp giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Duy trì khám sức khỏe hàng năm và không được bỏ sót xét nghiệm PSA để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại và có thể phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn sớm.
Một số chế phẩm bổ sung như selen có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trước khi dựng bất kỳ chế phẩm bổ sung hay phác đồ thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh này như rượu vang đỏ, trà xanh hoặc đậu nành. Trong rượu vang đỏ có chứa chất chống oxy hóa resvaratrol cao có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, nhưng nam giới chỉ nên uống một hai ly rượu vang mỗi ngày.
BS. Nguyễn Xuân Hậu